ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 00:50:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khắc khoải Giá Lồng Ðèn

Báo Cà Mau Cửa biển Giá Lồng Ðèn hiện nay một bên là ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, một bên là xã Nguyễn Huân. Cách đây hơn chục năm, Giá Lồng Ðèn là điểm đến lý tưởng của người dân trong huyện để vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.

Giá Lồng Ðèn tuy chỉ là một cửa biển nhỏ nhưng người dân Tân Tiến, Tân Ðức hay Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi) đều biết. Tuy không phải là cửa biển sầm uất với tấp nập tàu thuyền khai thác ra vào mà nó đi vào lòng người bởi nơi đây từng là điểm du lịch lý tưởng. Bây giờ khi nhắc đến Giá Lồng Ðèn, nhiều người phải khắc khoải nuối tiếc.

Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Huỳnh Minh Tấn vượt khoảng 4 km đường bộ, sau đó ngồi vỏ máy thêm 20 phút nữa, chúng tôi mới đến vàm cửa Giá Lồng Ðèn. Người lái vỏ Trương Chí Công nhanh tay tắt máy chỉ về phía biển: “Ngày xưa khu vực này vui lắm, mỗi tháng cứ vào ngày mùng 9 và 24, người dân các nơi tập trung về đây như mở hội”.

Sau vài giờ thả lưới, hai cha con ông Nguyễn Trần Hận bắt được nhiều loại hải sản có giá trị.

Cửa biển Giá Lồng Ðèn hiện nay một bên là ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, một bên là xã Nguyễn Huân. Cách đây hơn chục năm, Giá Lồng Ðèn là điểm đến lý tưởng của người dân trong huyện để vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.

Ðã qua hơn 15 năm nhưng mỗi khi nhắc về cửa biển Giá Lồng Ðèn, vợ chồng anh Ða, chị Hương, ấp Tân Bình, xã Tân Ðức không sao quên được, bởi nơi này là một trong những ký ức đẹp một thời khi anh chị mới quen nhau. Anh Ða nhớ lại, hồi đó dù bận bịu đến đâu thì vào ngày 9 và 24 cũng tranh thủ chở chị Hương trên chiếc vỏ máy ra Giá Lồng Ðèn. Hai ngày này nước kém, cửa Giá Lồng Ðèn hiện lên một bãi cát dài và rộng, rất đẹp.

Gắn bó với nơi đây hơn 41 năm, ông Nguyễn Trần Hận không khỏi nuối tiếc mỗi khi nhắc đến Giá Lồng Ðèn. Chỉ tay ra con kinh trước nhà, ông Hận nhớ lại: "Hồi đó vào ngày 9 và 24 mỗi tháng, hai bên con kinh này vỏ máy đậu chen chúc nhau kéo dài 3-4 km. Người dân tụ họp về đây vừa tắm biển, đá bóng, chơi bóng chuyền và nhiều trò chơi khác trên bãi cát. Hàng quán mọc lên, xuồng ghe chở hàng ra bán tấp nập như mở hội. Huyện cũng đã xây dựng 3 dãy nhà để cho người dân thuê buôn bán và cung cấp các dịch vụ khác.

 Thế nhưng, do tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ nên chỉ hình thành được vài năm, tại cửa Giá Lồng Ðèn xảy ra sự cố đáng tiếc. Ðó là trường hợp một phụ nữ đuối nước do thuỷ triều lên quá nhanh. Vậy là hoạt động du lịch nơi đây dần dần đi vào quên lãng. Mất đi nguồn thu đáng kể từ du lịch, người dân lại bám biển để mưu sinh.

 Hiện nay, cửa Giá Lồng Ðèn còn khoảng 36 hộ dân, chủ yếu tập trung phía ấp Thuận Tạo của xã Tân Tiến. Trong những năm gần đây, trước tình hình bờ biển sạt lở ngày một nghiêm trọng, họ được di dời vào sâu bên trong cách vàm khoảng 2 km, hình thành một làng chài nhỏ, sống nhờ trên khu vực đất rừng phòng hộ. Cuộc mưu sinh hiện nay chủ yếu dựa vào lộc biển từ nghề lưới, lú và đăng các loại giống cua, cá kèo… “Không đất đai, không nghề nghiệp thì biết làm gì khác hơn ngoài bám biển. Có lúc biển cũng hào phóng, có khi thì vô cùng khắc nghiệt”, ông Hận trần tình.

 Khó khăn hiện tại càng làm người dân nhớ và nuối tiếc quá khứ đã qua. Sự nuối tiếc luôn đi kèm với mong ước, họ mong ước một ngày nào đó lại được nhìn thấy từng đoàn vỏ máy nối đuôi nhau về đây, lại được thấy cả chục người tranh nhau trái bóng trên bãi cát,… Trên địa bàn xã Tân Tiến hiện có 3 cửa biển, ngoài Giá Lồng Ðèn còn có Ðầu Già, Bồ Cộ, mỗi cửa cách nhau hơn 1 km. Tiếp giáp với Giá Lồng Ðèn còn có cửa Hố Gùi của xã Nguyễn Huân. Tất cả tạo nên hệ thống cửa biển liên hoàn đầy tiềm năng để phát triển du lịch.

Bên cạnh các cửa biển liên hoàn với bãi cát dài và rộng, khu vực này còn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Hoạt động khai thác của người dân, chủ yếu ven bờ bằng nghề lưới, lú sẽ là điểm đến vô cùng hấp dẫn cho loại hình du lịch trải nghiệm trên biển. Ðặc biệt, theo ông Huỳnh Minh Tấn, cửa Giá Lồng Ðèn còn là nơi có nhiều loại cá như cá vồ biển, cá dứa, nên nếu phát triển du lịch kết hợp với câu cá trên biển cũng hứa hẹn rất thu hút du khách.

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhanh, đường về với khu vực Giá Lồng Ðèn không còn khó khăn như trước, nếu được đầu tư bài bản, nơi đây hứa hẹn sẽ phát huy tiềm năng du lịch. Ông Tấn mong mỏi, thời gian tới Giá Lồng Ðèn nhận được sự quan tâm đầu tư, khơi dậy tiềm năng sẵn có, không chỉ để cải thiện đời sống người dân trong khu vực mà còn góp phần bảo vệ, phát triển rừng cũng như khai thác bền vững tài nguyên biển./.

Bài và ảnh: Song Nguyễn

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.