ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 12:39:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật

Báo Cà Mau Thực hiện theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Đến nay, TP Cà Mau đã có 100% xã, phường xây dựng được tủ sách pháp luật.

Thực hiện theo Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Đến nay, TP Cà Mau đã có 100% xã, phường xây dựng được tủ sách pháp luật.

Từ năm 1998, tủ sách pháp luật ở cơ sở xã, phường TP Cà Mau đóng vai trò quan trọng là công cụ hữu ích, hỗ trợ việc tìm hiểu pháp luật, áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành của chính quyền tại địa phương và cũng là một kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả đến người dân. Do đó, UBND xã, phường thường bố trí vị trí đặt tủ sách pháp luật thuận tiện nhất như phòng tiếp dân, phòng thủ tục hành chính một cửa để cho cán bộ, Nhân dân đến đọc, tham khảo sách, báo…

Người dân TP Cà Mau thường đến trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp, khóm tìm đọc các sách, báo.

Ðiển hình như tủ sách pháp luật của UBND xã Lý Văn Lâm được trang bị trên 300 đầu sách pháp luật các loại, chủ yếu là sách văn bản quy phạm pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, tài liệu pháp lý khác được trang bị tương đối đầy đủ, từ nguồn chi ngân sách của cấp xã và nguồn hỗ trợ từ các cấp thành phố. Ðiều đáng mừng là 100% các ấp trong xã đều được trang bị tủ sách pháp luật tại trụ sở sinh hoạt văn hoá ấp. Mỗi tủ sách đều được trang bị hàng trăm đầu sách các loại. Ðáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức pháp luật, kiến thức sản xuất kinh doanh… của người dân địa phương. Ðược biết, mỗi năm, địa phương dành ngân sách từ 2-3 triệu đồng để mua sách, báo trang bị tại các tủ sách pháp luật.

“Từ khi có tủ sách pháp luật, rảnh là tôi tới trụ sở ấp để xem các loại sách dạy làm kinh tế, báo Trung ương, địa phương hay một số Luật Ðất đai, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình… Ðây là cách tự mình trang bị kiến thức”, anh Nguyễn Văn Ðiệt, ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, cho biết.

Ðể cung cấp tư liệu cho cán bộ, chính quyền địa phương nghiên cứu, sử dụng, vừa tạo điều kiện để Nhân dân có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật của Nhà nước, từ năm 1998 đến nay, TP Cà Mau lần lượt đầu tư, xây dựng tủ sách pháp luật cho các xã, phường, khóm, ấp, trường học, cơ quan…

Trong năm 2014, Phòng Tư pháp TP Cà Mau đã trang bị thêm 15 tủ sách pháp luật cho 15 khóm ở 7 phường trên địa bàn thành phố, tổng trị giá gần 60 triệu đồng. Như vậy, đến nay, TP Cà Mau đã xây dựng được 225 tủ sách pháp luật, trong đó có 30 tủ sách pháp luật ở xã phường, số còn lại là tủ sách pháp luật đặt ở các cơ quan, trường học, trụ sở sinh hoạt văn hoá các ấp, khóm…  Bình quân mỗi tủ sách pháp luật trang bị từ 60-350 đầu sách các loại như: văn bản quy phạm pháp luật Trung ương chiếm 70%; văn bản quy phạm pháp luật địa phương chiếm 10%; tài liệu hỏi, đáp pháp luật 10%; tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp và phổ biến, giáo dục pháp luật 10%. Mỗi năm, các tủ sách pháp luật trên đã phục vụ cho gần 90.000 lượt người đến đọc.

Việc khai thác các tủ sách pháp luật ở TP Cà Mau đã góp phần đem lại hiệu quả tích cực, từng bước xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật trong Nhân dân./.

Bài và ảnh: Huỳnh Dương

70 năm hành trình giữ biển

70 năm trước, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan bảo vệ trọn vẹn chủ quyền biển, đảo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Anh hùng của những anh hùng

Gọi Ðại tá Nguyễn Văn Tàu (Trần Văn Quang, Tư Cang), Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (AHLLVTND), huyền thoại của tình báo Việt Nam, là "anh hùng của những anh hùng" cũng rất đúng và không hề tô hồng, ngợi ca. Bản thân ông Tư Cang cũng căn dặn chúng tôi rằng: “Hãy nói, hãy viết bằng sự thật lịch sử. Bởi chỉ cần nói thật, nói đúng về lịch sử của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thôi, thì đó đã là một câu chuyện phi thường”.

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm - Nhớ giờ phút này!

Thời điểm chuẩn bị giải phóng miền Nam, theo tinh thần nghị quyết của Quân khu 9 và Tỉnh uỷ Cà Mau: “Tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, đến nửa tháng 4/1975, toàn bộ cứ điểm, đồn bót của địch trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã bị tiêu diệt hoặc rút chạy, chi khu Rạch Ráng trơ trọi như một ốc đảo, sự chi viện từ tiểu khu An Xuyên bằng đường sông đã bị khống chế, đường bộ không có, duy nhất chỉ có trực thăng tiếp tế nhỏ giọt từ thức ăn đến nước uống. Hơn 400 tề nguỵ ở chi khu Rạch Ráng đang khốn đốn, hoang mang tột độ.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...