ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 06:04:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khẳng định vai trò của cơ quan dân cử

Báo Cà Mau Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động của HÐND huyện Trần Văn Thời ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất. Vai trò của đại biểu HÐND được phát huy, đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội. Hoạt động của thường trực, các ban, tổ đại biểu HÐND huyện tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng; các nghị quyết ban hành đã góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.

Đại biểu HÐND huyện Trần Văn Thời hiện có 32 vị, chia thành 12 tổ đại biểu, hoạt động ở 13 đơn vị hành chính cấp xã. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HÐND huyện tổ chức thành công 12 kỳ họp (6 kỳ họp thường kỳ, 6 kỳ họp chuyên đề), ban hành gần 60 nghị quyết để giải quyết, xử lý những vấn đề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực hiện việc miễn nhiệm, bầu bổ sung một số chức vụ do HÐND bầu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ðầu nhiệm kỳ đến nay, HÐND huyện Trần Văn Thời đã tổ chức thành công 12 kỳ họp.

Công tác tổ chức và điều hành kỳ họp có nhiều đổi mới, khoa học. Rõ nhất là phiên thảo luận, chất vấn tại kỳ họp diễn ra sôi nổi, chất lượng. Ông Trịnh Văn Cường, Phó chủ tịch HÐND huyện, cho biết: “Thường trực chỉ đạo Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội rà soát các ý kiến, kiến nghị của cử tri, nắm tình hình ở cơ sở, lựa chọn những vấn đề bức xúc, được nhiều đại biểu, cử tri và dư luận xã hội quan tâm để thảo luận, chất vấn tại phiên họp thảo luận và kỳ họp. Qua đó, các cơ quan, cá nhân kịp thời thấy được những khó khăn, hạn chế trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và sớm có phương hướng, giải pháp khắc phục, đã tạo niềm tin đối với cử tri”.

Cùng với việc xây dựng và ban hành nghị quyết đáp ứng yêu cầu phát triển, HÐND huyện đã nêu cao vai trò của cơ quan dân cử trong công tác giám sát, khảo sát. Thường trực HÐND huyện thành lập 6 đoàn, kiến nghị 59 nội dung; Ban Kinh tế - Xã hội thành lập 14 đoàn, kiến nghị 234 nội dung; Ban Pháp chế thành lập 12 đoàn, kiến nghị 109 nội dung.

Thường trực và các ban HÐND huyện lựa chọn vấn đề, lĩnh vực nổi cộm, được nhiều người dân quan tâm để giám sát, như: hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; kết quả hoạt động của trạm y tế; tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở; việc triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); thực hiện một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới; khảo sát việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất lúa - tôm...

Những quyết sách đúng đắn, phù hợp thực tiễn của HÐND huyện, đã thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Gần đây, HÐND huyện giám sát việc triển khai thực hiện một số công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc. Giai đoạn 2022-2023, thị trấn có 18 công trình, dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 19 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác. Hiện các công trình, dự án đã hoàn thành và phê duyệt quyết toán, đưa vào sử dụng. Tại buổi giám sát, các thành viên trong đoàn đã chia sẻ những tồn tại, khó khăn trong việc triển khai thực hiện một số công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản của thị trấn và gợi mở giúp địa phương thực hiện có hiệu quả và đúng quy định trong thời gian tới. Ðoàn giám sát đề nghị thị trấn tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ và duy tu, nâng cấp, sửa chữa các công trình lộ giao thông đi qua phần đất của mình; phát huy vai trò của ban giám sát đầu tư của cộng đồng tại cơ sở...

Ðáng chú ý là sau khi kết thúc hoạt động giám sát, đại diện Ðoàn giám sát thông qua báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của HÐND tại kỳ họp gần nhất. Theo đó, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo, giải trình; HÐND thảo luận, trong quá trình thảo luận thì đại diện Ðoàn giám sát trình bày bổ sung về những vấn đề có liên quan. Trên cơ sở đó, HÐND ra nghị quyết về vấn đề được giám sát và nghị quyết giám sát chuyên đề được gửi đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và có liên quan.

Người dân tin tưởng vào những quyết sách đúng đắn, từ đó đồng thuận xây dựng quê hương.

Quá trình hoạt động, đại biểu HÐND huyện luôn gần gũi, gắn bó với cử tri; nhiều đại biểu quan tâm nắm bắt tình hình, lắng nghe, trao đổi và phản ánh, kiến nghị kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân với cấp uỷ đảng, chính quyền và cơ quan thẩm quyền. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các tổ đại biểu HÐND huyện đã tiếp xúc cử tri hơn 100 đợt, có gần 5 ngàn lượt cử tri tham dự và phát biểu 1.253 lượt ý kiến; đã trực tiếp trả lời thoả đáng 1.133 ý kiến, các đại biểu tiếp thu 120 lượt ý kiến. Ðây là yếu tố quan trọng bảo đảm cho HÐND huyện có những quyết sách đúng đắn, phù hợp thực tiễn, góp phần nâng cao uy tín, vai trò của các đại biểu HÐND.

Ngoài ra, Thường trực HÐND huyện tổ chức một cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề về “Công tác đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động”. Tại buổi tiếp xúc, cử tri phản ánh về những khó khăn, hạn chế về công tác đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thời gian qua; nhu cầu đào tạo nghề, truyền nghề, giải quyết việc làm hiện nay của bà con; việc thực hiện các chủ trương, chính sách có liên quan đến công tác đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đã trực tiếp trả lời thoả đáng các ý kiến, kiến nghị của cử tri và thông tin thêm nhiều ngành nghề cũng như cơ hội việc làm cho nhiều lao động nông thôn trong thời gian tới.

Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hoạt động, HÐND huyện Trần Văn Thời ngày càng khẳng định vai trò, năng lực của cơ quan dân cử, góp phần  thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong nhiệm kỳ 2021-2026./.

 

Mộng Thường

 

Báo chí cách mạng Cà Mau góp phần động viên, cổ vũ kháng chiến

Báo chí cách mạng không những góp phần động viên, cổ vũ mà còn là “vũ khí sắc bén” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thống nhất đất nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Trong nhiều loại vũ khí chống chọi với quân thù, có một thứ vũ khí “thanh cao mà đắc lực”, “có sức mạnh hơn mười vạn quân”. Ðó là văn chương nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.

Lịch sử báo chí là bộ phận không thể tách rời của lịch sử Ðảng bộ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Trong dòng chảy của lịch sử báo chí cách mạng nói chung - Báo chí Ðảng bộ Cà Mau - Bạc Liêu từ khi có Ðảng (năm 1930) đã tạo dấu ấn riêng trên vùng đất cuối trời. Ngay khi mới ra đời, báo chí đã tình nguyện xung phong, làm “người lính đi đầu”, trở thành vũ khí sắc bén, là tiếng nói chính thống của Ðảng và Nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Báo chí Cà Mau tận tâm, tận lực cống hiến

Cùng với sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ở vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã xuất hiện các hoạt động báo chí từ rất sớm. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng... báo chí Cà Mau đã tận tâm, tận lực có những đóng góp, cống hiến đáng ghi nhận cho sự phát triển tỉnh nhà.

Báo chí trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Thời gian qua, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; nhiều hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm minh, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Chuyển biến sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

Tại huyện Phú Tân, qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan toả, thấm sâu trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, địa phương.

Từ Báo Chiến đến Báo Cà Mau

Từ những năm 1946, trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tờ báo của Ðảng bộ tỉnh chúng ta ra đời, có tên là báo Chiến, thời đó bao gồm 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu ngày nay. Báo Chiến ra mỗi tuần 1 kỳ, 4 trang, khổ giấy manh, in bằng giấy sáp.

Báo Cà Mau đồng hành cùng quê hương phát triển

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin giới thiệu những nét cơ bản về sự hình thành và phát triển của Báo Cà Mau từ sau tái lập tỉnh đến nay. Năm 1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Khởi nguồn từ khát vọng góp sức xây dựng quê hương sau ngày tái lập tỉnh, Báo Cà Mau được thành lập, thực hiện sứ mệnh là tiếng nói của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau.

Hội Nhà báo với công tác đào tạo nghiệp vụ và các giải thưởng báo chí

Cà Mau là cái nôi của các cơ quan báo chí Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Nhiều cơ quan thông tấn báo chí của Tây Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam như Ðài Tiếng nói Tây Nam Bộ, Nhà in, Nhiếp ảnh, Ðiện ảnh... chọn Cà Mau làm "thủ phủ" để xây dựng và phát triển phong trào. Chính vì vậy, nhiều người con Cà Mau có điều kiện tiếp cận rất sớm với nền báo chí cách mạng và trở thành lực lượng nòng cốt, trụ cột của các cơ quan báo chí tỉnh nhà sau ngày giải phóng.

Vai trò báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Ðảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản, hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò và sứ mệnh của mình, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, tích cực thực hiện đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, chăm lo xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Sáp nhập tỉnh: Chương mới của lịch sử địa phương và khơi thông động lực quốc gia

Việc sáp nhập các tỉnh/thành - giảm từ 63 xuống còn 34 là một cải cách hành chính cấp quốc gia với tầm vóc to lớn, không chỉ đơn thuần đổi bản đồ tỉnh thành, mà là một bước ngoặt tái cấu trúc toàn diện để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, đủ tầm đón đầu cơ hội trong kỷ nguyên mới.