ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 23:20:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khát vọng và khát vốn

Báo Cà Mau (CMO) Thanh niên là lứa tuổi có nhiều khát vọng, mơ ước. Ở độ tuổi dám nghĩ dám làm, đa phần thanh niên nông thôn lại bị kiềm hãm ý tưởng bởi thiếu vốn hoặc phá sản vì thiếu kinh nghiệm sản xuất.

Bí thư Xã đoàn Hoà Tân, TP Cà Mau Phạm Vũ Linh cho hay, những mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong những năm gần đây đều thất bại. Bởi với nguồn vốn được hỗ trợ bao gồm có quỹ tương trợ của Thành đoàn, nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH với lãi suất thấp hoặc không lãi suất chỉ tạo động lực cho thanh niên dám thực hiện mô hình kinh tế ở thời gian đầu khởi nghiệp. Nhưng do nguồn vốn không nhiều mà thanh niên ở độ tuổi từ 16-30 lại thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Thế nên, bước đầu thất bại xem như là phá sản cả lý tưởng đến kinh tế, bởi cơ hội tái vốn dường như là không thể. Bởi lẽ không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách ban đầu trên con đường lập nghiệp".

Anh Phạm Vũ Linh, Bí thư Xã đoàn Hoà Tân cần sự hỗ trợ về vốn để tái sản xuất mô hình nuôi sò huyết. Ảnh nhân vật cung cấp

Anh Phạm Vũ Linh cho hay, chính bản thân anh cũng phải tạm gác lại khát vọng lập nghiệp của mình ngay sau những thất bại đầu tiên từ mô hình nuôi sò huyết.

Thực tế, đa phần thanh niên sau khi nhận được nguồn vốn đều chăm chỉ, siêng năng, cần cù lao động, tăng gia sản xuất nhưng họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên cũng chính là vốn. Phần vốn vay được chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của thanh niên, hơn nữa, họ không thể vực dậy nếu trong quá trình chăn nuôi, sản xuất gặp khó khăn, dịch bệnh, mất mùa...

Về phía gia đình, thanh niên mới khởi nghiệp rất khó động viên, thuyết phục để gia đình giao đất, hỗ trợ nguồn vốn... Chính vì vậy, thanh niên nông thôn hiện nay đa phần mang tư tưởng thích đi làm ăn xa, vừa tránh được những rủi ro gặp phải, vừa có đươc thu nhập ổn định.

Khởi nghiệp ở nông thôn cứ tưởng là dễ nhưng không hề dễ. Ở nông thôn, hầu hết đều dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng là làm chung với gia đình, hoặc được gia đình hỗ trợ, tuy nhiên, số đó không nhiều. Bởi thế, nhắc đến khởi nghiệp, đa phần thanh niên mang tâm lý e dè, sợ thất bại.

Bí thư Xã đoàn Hoà Tân, TP Cà Mau Phạm Vũ Linh thông tin thêm: “Nhiều thanh niên có ý tưởng rất tốt, mới mẻ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mô hình thì hiệu quả không cao hoặc bước đầu thất bại. Nguyên nhân chính là do họ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất và sự am hiểu về thị trường tiêu thụ cũng như quy luật của thị trường trong quá trình phát triển các mô hình. Cụ thể như mấy năm gần đây, mô hình nuôi rắn ri tượng, cá kèo, sò huyết của thanh niên xã Hoà Tân đều “phá sản”. Hầu hết hết vốn bỏ cuộc, thoái lui và rời địa phương để làm ăn xa”.

Ngán ngẫm câu chuyện khởi nghiệp ở địa phương, anh em Nguyễn Tiểu Long và Nguyễn Tiểu Phụng (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân) đều quyết định đi làm ăn xa. Anh Nguyễn Tiểu Long bộc bạch: “Gia đình tôi làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Thời gian đầu, hai anh em khởi nghiệp với mô hình nuôi tôm trải bạc nhưng không hiệu quả. Lo lắng vì nguồn vốn gia đình hỗ trợ cho thực hiện mô hình không hề nhỏ nên cả hai anh em ngại gây dựng lại mô hình. Thế nên chúng tôi quyết định đi làm ăn xa. Tính hết khoản chi, mỗi tháng chúng tôi gửi về gia đình khoản 10 triệu đồng để bù lại số tiền đã khởi nghiệp thất bại trước đó".

Ðã có nhiều diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên, giữa doanh nghiệp với thanh niên và câu chuyện khởi nghiệp luôn là tâm điểm, thu hút sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên. Bí thư Xã đoàn Hoà Tân Phạm Vũ Linh đề xuất: "Ðể tạo cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp, cần quy hoạch, mở lớp dạy nghề theo vùng phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương. Ví dụ như xã Hoà Tân, xã Hoà Thành, xã Ðịnh Bình vùng nước mặn, tôi thiết nghĩ nên mở lớp dạy nghề nuôi, trồng phù hợp với địa hình nước mặn, gắn với dự báo thị trường đầu ra sản phẩm. Trên hết, hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất cho thanh niên trong khoảng thời gian đầu khởi nghiệp"./.

 

Linh Trầm

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.