ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:53:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Báo Cà Mau Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.

Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác TDCS xã hội (Chỉ thị 40) đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở, giúp việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi có nhiều chuyển biến tích cực.

Người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời.

Nhiều kết quả khả quan

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, cho biết: "Ngay khi Chỉ thị 40 có hiệu lực, Thường trực Tỉnh uỷ, Ban cán sự Ðảng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo để triển khai, tổ chức thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ cấp tỉnh đến cơ sở. Theo đó, các sở, ban, ngành, hội đoàn thể nhận uỷ thác cũng đã cụ thể hoá từng nhiệm vụ tại đơn vị mình và phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh NHCSXH tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện. Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả hết sức khả quan".

Hiện NHCSXH tỉnh đã có 101 điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, thị trấn và đã thành lập được 2.638 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các khóm, ấp trên địa bàn tỉnh, bình quân ở mỗi khóm, ấp có khoảng 3 tổ TK&VV. Dư nợ đến ngày 30/6 đạt trên 4.300 tỷ đồng, tăng hơn 2.800 tỷ đồng so với năm 2014; dư nợ bình quân trên mỗi huyện đạt 480 tỷ đồng; bình quân dư nợ trên mỗi đơn vị cấp xã đạt 42 tỷ đồng và trung bình mỗi tổ TK&VV quản lý dư nợ trên 1,6 tỷ đồng.

10 năm qua, nguồn vốn TDCS đã giúp trên 35 ngàn hộ vượt ngưỡng nghèo. Thông qua nguồn vốn TDCS xã hội đã góp phần quan trọng giúp Ðảng bộ tỉnh thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Phát huy vai trò hội uỷ thác

Ðể Chỉ thị 40 của Ban Bí thư đi vào cuộc sống, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội có đặc thù về giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là đơn vị nhận vốn uỷ thác nhiều nhất trong 4 hội đoàn thể với khá đông hội viên được tiếp cận các nguồn vốn TDCS để khởi nghiệp, kinh doanh mua bán nhỏ, phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập, vươn lên ổn định cuộc sống.

Ngay từ khi triển khai Chỉ thị số 40 đến nay, các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở đã có sự đồng thuận, thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của TDCS trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; thường xuyên quan tâm, chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động TDCS.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đã qua các cấp, các ngành rất quyết liệt trong triển khai thực hiện Chỉ thị 40, theo đó đã lồng ghép nguồn vốn TDCS với các mô hình, chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương, từ đó được người dân đồng thuận và tạo được niềm tin của Nhân dân.

"Hội LHPN là 1 trong 4 hội đoàn thể nhận uỷ thác nguồn vốn TDCS. Theo đó, Hội luôn chủ động phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, phối hợp cùng với NHCSXH tỉnh đưa đồng vốn TDCS đến với người nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao năng lực kinh tế cho chị em", bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý chia sẻ.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, nguồn vốn TDCS do Hội LHPN quản lý đã giúp cho trên 4.500 hộ nghèo cận nghèo thoát nghèo bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, tổng dư nợ do Hội LHPN quản lý tăng trên 1 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Hiện nay, Hội không còn tổ TK&VV bị đánh giá yếu, kém. Thời gian qua, nhờ có nguồn vốn TDCS mà hội viên phụ nữ có điều kiện khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo; nhiều chị em đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Ðối với các mô hình phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, Hội LHPN kịp thời đưa nguồn vốn này đến với chị em, để chị em có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm và tham gia phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuý: "10 năm qua, Hội đã kết nối cho trên 47 ngàn hộ gia đình được tiếp cận nguồn vốn TDCS; kết hợp với các chương trình mà Hội quản lý, đã giúp trên 4.500 hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống".

Tăng cường nguồn vốn địa phương

Ðã qua, Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương (NSÐP) uỷ thác sang NHCSXH tỉnh để cho vay, với số tiền trên 293 tỷ đồng, chiếm 6,67% trên tổng dư nợ của Chi nhánh.

Tại huyện Cái Nước, ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện, cho biết: "Từ khi có Chỉ thị 40 đến nay, hằng năm, UBND huyện đều chuyển một phần nguồn vốn từ NSÐP uỷ thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Trong giai đoạn từ năm 2014-2024, nguồn vốn NSÐP uỷ thác sang NHCSXH huyện đều tăng lên qua mỗi năm, với tổng nguồn vốn đến nay đạt hơn 4,7 tỷ đồng, giúp 136 khách hàng được vay vốn tạo việc làm, với nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, được nhân rộng ở địa phương".

Từ nguồn vốn NSÐP tại huyện Cái Nước đã giúp hơn 136 khách hàng được vay vốn tạo việc làm, với nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, được nhân rộng ở địa phương.

Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu tốt cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cũng như phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành cấp tỉnh để tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa Chỉ thị 40, góp phần quan trọng cho tỉnh tổ chức thực hiện đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia.

"Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành để tham mưu tốt cho Tỉnh uỷ, HÐND, UBND tỉnh thực hiện hiệu quả Quyết định số 05/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030. Theo đó, đặc biệt quan tâm việc tăng cường bổ sung nguồn vốn NSÐP uỷ thác sang NHCSXH cho vay, để đảm bảo đến năm 2030 chiếm 15% trên tổng dư nợ. Chi nhánh cũng sẽ tích cực tham mưu cũng như chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan, đặc biệt là các hội, đoàn thể để tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng đảm bảo theo hướng ổn định và bền vững, theo tinh thần chỉ đạo tại Quyết định số 05/QÐ-TTg", ông Nguyễn Quốc Bảo cho biết thêm./.

 

Hồng Phượng

 

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.

Trách nhiệm cao cả trước cử tri

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri, Ðoàn Ðại biểu Quốc hội (ÐBQH) tỉnh Cà Mau không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm của đời sống kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận quan tâm; chuyển tải đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến nghị trường Quốc hội.

“Cánh tay nối dài”, đưa chính sách tới Nhân dân

Trong thời gian qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò là “cánh tay nối dài” của Ðảng, Nhà nước với Nhân dân, làm tốt công tác vận động quần chúng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào yêu nước của địa phương.

Xoá nhà tạm - Tạo phong trào, cả nước chung tay

Ngày 19/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 539/QÐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Hoà cùng không khí chung của cả nước, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể và phát động thực hiện phong trào thi đua này trên địa bàn toàn tỉnh.

Chuyển biến từ công tác dân vận

Năm 2023, Cà Mau là tỉnh dẫn đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) về phong trào thi đua yêu nước. Ðạt được kết quả này là nhờ hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội và các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện tốt công tác dân vận, tạo được sự đồng thuận trong xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin trong Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.

Khi nghị quyết đi vào cuộc sống

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, một trong những kết quả nổi bật mà huyện U Minh đạt được những năm qua là công tác giảm nghèo. Ðặc biệt, với 2 nghị quyết Chuyên đề số 04 và 07 của Huyện uỷ đi vào cuộc sống, đã đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.