ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 06:58:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi nông dân làm du lịch

Báo Cà Mau (CMO) Xã Khánh An và Nguyễn Phích, huyện U Minh có nhiều khu du lịch mới hình thành. Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích Trần Quốc Sự cho biết, mục tiêu của việc xây dựng cộng đồng làm du lịch là nhằm bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống. Từ các sản vật của địa phương sẽ làm ra các sản phẩm đặc trưng nhằm phục vụ du khách.

Hiện trên địa bàn xã Nguyễn Phích có 3 điểm tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng là: HTX Trang Trại Xanh, HTX Lâm nghiệp 19/5 và vườn dâu Cái Tàu... Thời gian qua, việc phát triển du lịch cộng đồng ở Nguyễn Phích vẫn còn tự phát, chưa có sự liên kết. 

Du khách thưởng thức cây ăn trái tại khu du lịch Tư Nhiệm (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Ông Trần Quốc Sự phân tích: “Ở xã Nguyễn Phích có vài vườn dâu, khi tới mùa họ sẽ mở dịch vụ tự phát cho khách tham quan vào ăn dâu, chụp hình… rồi thu vé. Riêng HTX 19/5 thì có rừng, gác kèo ong thì sẽ cho khách tham quan rừng, bắt cá đồng… Tuy nhiên, về tổ chức thì các hộ dân chưa bắt tay đồng lòng cùng nhau để làm du lịch”.

Ông Trần Thanh Liêm (Ba Liêm), Ấp 10, xã Nguyễn Phích luôn luôn tâm huyết về lợi thế du lịch ở nơi đây. Năm nay ông đã 70 tuổi nhưng vẫn tìm tòi, học hỏi cách làm du lịch cộng đồng, làm sao phát huy lợi thế ở U Minh. 

Với 7 ha đất sản xuất, vợ chồng ông Ba Liêm cải tạo đất 4 ha làm du lịch cộng đồng, còn lại giữ đất trồng tràm. Điểm nhấn khu du lịch này là cây ăn trái. 

Chính vườn cây ăn trái của ông Ba Liêm đã tạo cảm hứng cho bà con lân cận. Giờ dọc theo tuyến đường chính của xã Nguyễn Phích có rất nhiều vườn cây ăn trái, chủ yếu là cam, quýt, mít, bưởi... Hơn 1 năm xây dựng, HTX Trang Trại Xanh mà ông Ba Liêm sáng lập đã ra mắt với 28 thành viên.

Điều ông Ba Liêm mong muốn bây giờ là phải xây dựng làm sao cho bà con có thể làm giàu trên phần đất, phần rừng mà Nhà nước đã giao cho mình. Làm thế nào để đồng đất này trồng cây ăn trái lâu năm được, trồng màu ngắn hạn được, nuôi cá được, trữ được nước ngọt. Muốn được như vậy thì các thành viên trong HTX Trang Trại Xanh phải liên kết với nhau tạo ra vùng sinh thái đa dạng và bền vững.

Theo quy hoạch phát triển của xã Nguyễn Phích thì điểm du lịch dưới tán rừng, khai thác cá đồng HTX 19/5, thuộc Ấp 20, với tổng diện tích 500 ha, trong đó dành riêng 30 ha làm du lịch. Lợi thế của HTX là trồng rừng, khai thác lâm sản.

 Giám đốc HTX Lâm nghiệp 19/5 Nguyễn Văn Vững cho biết, HTX trước cũng làm du lịch khoảng 2, 3 năm với Công ty Cổ phần du lịch Minh Hải, tuy nhiên, khó khăn về hạ tầng nên hoạt động không hiệu quả.

Du khách rất thích thú vào rừng trải nghiệm các dịch vụ du lịch.

HTX 19/5 chưa có sự đầu tư bài bản và vốn là điều mà 40 xã viên luôn trăn trở. Nếu nói tiềm năng của HTX 19/5 phải nói đến hệ sinh thái rừng. Đến đây, khách du lịch có thể vào rừng xem ong mật, lấy ong mật; Dưới tán rừng là cá đồng, du khách tự tay dỡ lọp, giăng lưới, nướng cá… Phương tiện di chuyển vào rừng bằng xuồng máy cho du khách chiêm ngưỡng được vẻ đẹp nguyên sinh của hệ sinh thái rừng ngập ngọt. Cũng theo ông Vững, nếu như quy hoạch của xã hợp lý thì khu bảo tồn khoảng 30 ha có thể gác kèo ong.

Anh Quách Văn Thưa (xã viên HTX Lâm nghiệp 19/5) trăn trở, lúc trước có làm du lịch nhưng không thuận lợi lắm, đường lộ thì không thuận tiện, phải thuê đò bao mới vào khu du lịch được. Bản thân anh Thưa là người đam mê du lịch sinh thái cộng đồng, dù là xã viên nhưng anh luôn ấp ủ ý tưởng để làm, anh muốn hình thành ở HTX khu vườn sinh thái, trồng cây ăn trái, sau khi trải nghiệm các dịch vụ của HTX 19/5 sẽ cho du khách điểm dừng dân nghỉ mát...

Từ điều kiện về tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, du lịch cộng đồng ở U Minh nói riêng bước đầu phát triển, chiếm được tình cảm của du khách. Vì vậy, cần được quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nước./.

Minh Nhật

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.