ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 08:40:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khi sách giấy “giao duyên” cùng công nghệ

Báo Cà Mau (CMO) Đầu năm 2018, Nhà báo Bùi Dũng ra mắt cuốn sách “Film book: Khi chúng ta là nhân vật chính” được xem như một “chấn động” mới. Không chỉ đem lại sự thích thú cho nhiều bạn đọc bởi sự sâu sắc về nội dung mà còn hấp dẫn về hình thức bởi sự việc đưa vào sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường.

Sau mỗi bài điểm phim sẽ có một bức tranh về bộ phim đó. Độc giả có thể tô màu cho bức tranh. Sau đó dùng smart phone có cài app “Film book” soi vào bức tranh, độc giả sẽ nhìn thấy bức tranh mình vừa tô dưới dạng 3D hoặc xem được clip liên quan đến bộ phim. Nhà báo Bùi Dũng cho biết: “Tôi là người thích công nghệ, trong một buổi nói chuyện với những bạn khởi nghiệp, thấy có một thứ công nghệ thực tế ảo phù hợp với cuốn sách của mình và chúng tôi quyết định áp dụng”.

Chỉ cần soi điện thoại vào trang giấy sẽ xuất hiện hình ảnh động kèm theo âm thanh và lời đọc tiếng Anh về hình ảnh đó.

Sự ra đời của ấn phẩm tương tác nghệ thuật đầu tiên này cho thấy một số nhà xuất bản và công ty truyền thông tại Việt Nam đang cố gắng bắt kịp với xu hướng phát triển trên thế giới. Bạn vừa đọc sách, vừa có thể xem một đoạn phim của sách, công nghệ AR mang đến cho bạn trải nghiệm ảo ngay trước mắt. AR là từ viết tắt của cụm từ Augmented Reality hay còn gọi là môi trường thực tế ảo. Là một công nghệ được phát triển từ công nghệ VR (Virtual Reality), AR giúp chúng ta làm xuất hiện những đồ vật 3D trong trí tưởng tượng bằng các dữ liệu đã được mã hoá thông qua các lớp thông tin hỗ trợ và được hiển thị trên các thiết bị điện tử chạy trên hệ điều hành An-droid hay iOS. Nhờ đó, AR giúp chúng ta có thể nhìn thấy những thông tin vốn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Sự ra đời của ebook (sách điện tử), nhất là các thiết bị, phần mềm hỗ trợ đọc, trao đổi, mua bán sách trực tuyến đã tạo ra một cuộc cách mạng thật sự trong giới xuất bản. Thống kê từ FeelGood cho thấy, với 22% số người sử dụng ebook và 50% số người mua sách trên các dịch vụ trực tuyến toàn cầu, các phương tiện công nghệ đã chứng minh tầm ảnh hưởng của chúng đối với thói quen chọn lựa và đọc sách của độc giả hiện đại.Thời gian gần đây, ngoài sách điện tử, ngành xuất bản thế giới còn tập trung khai thác bản quyền về nội dung (content), từ nội dung sách sẽ khai thác thành app (ứng dụng), phim, kịch, trò chơi, sách tương tác có âm thanh, hình ảnh... Được tích hợp trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, máy đọc sách với dung lượng khổng lồ, tiện lợi trong mua bán, lưu trữ, giá thành rẻ hơn, hấp dẫn hơn, sách điện tử (ebook) và các loại hình sách kết hợp công nghệ được lựa chọn như một giải pháp đọc sách tiết kiệm thời gian, tiền bạc và không kém phần hấp dẫn. 

Ngành sách Việt Nam cũng không đi sau việc ứng dụng công nghệ so với ngành xuất bản thế giới. Có thể thấy tiên phong là đối với sách giáo dục cho trẻ em qua loạt sách Magic book - sách thực tế ảo. Chỉ cần dùng ứng dụng trên điện thoại soi vào cuốn sách, lập tức hình ảnh về các con vật kèm theo nhiều thông tin bổ ích lần lượt hiện ra. Không phải chú sư tử vô tri vô giác nằm trên trang sách, trên màn hình điện thoại thông minh, chú sư tử xuất hiện với tiếng gầm chân thực. Tuỳ theo điều khiển của người dùng, con vật có thể đi xung quanh không gian, phóng to thu nhỏ, xoay trái, xoay phải cùng với giọng đọc thuyết minh. Không chỉ có vậy, trong sách còn có phương pháp luyện tập ngoại ngữ (tuỳ theo từng loại sách mà có thể kết hợp tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật), thông qua thử thách “Giải cứu động vật”. 30 con vật được nhốt trong rừng, để giải cứu từng con vật, các bé phải phát âm và gõ đúng tên. Bằng việc kết hợp giữa việc học và chơi, các bé sẽ tiếp thu được các kiến thức bổ ích một cách tự nhiên nhất.

Đầu năm 2019, Anbooks cũng trình làng bộ sách "Chuyện kể âm nhạc" song ngữ Việt - Anh gồm 2 cuốn là “Câu chuyện bên thùng giấy - Kitten in the carton” và “Chuyện bầy heo của bà - Grandma’s Piglets”. Nét độc đáo của bộ sách “Chuyện kể âm nhạc” chính là việc các giai điệu và tiết tấu dùng để kể đều có bản ký âm ngay trong sách. Để dễ nhớ bài hát, trong mỗi góc bên dưới sách còn có mã QR liên kết với kênh YouTube có nội dung tương ứng với giai điệu, tiết tấu của mỗi trang sách do chính tác giả thể hiện. Đây là thể loại sách hỗ trợ kể chuyện, trong đó sử dụng các ca khúc nhỏ có cùng mô típ làm lời thoại cho nhân vật hoặc cho âm thanh xuất hiện trong bối cảnh, đồng thời sử dụng các câu thơ có vần điệu làm lời dẫn hay lời kể.

Trước đây, nhiều người lo lắng cho số phận của “sách giấy” trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ số. Tuy nhiên, với giá trị riêng, sách giấy vẫn có chỗ đứng riêng. Người ta không loại đi sách giấy mà biết kết hợp tinh hoa của 2 thể loại này. Ngày càng có nhiều sản phẩm sáng tạo, các công nghệ kết hợp giữa sách giấy truyền thống và ứng dụng trên thiết bị thông minh, sách công nghệ... Theo một số độc giả, việc kết hợp giữa sách giấy truyền thống và công nghệ số hiện đại khiến người đọc thấy mới mẻ, giúp mọi người hào hứng hơn khi khám phá một cuốn sách. Bởi dù là sách giấy hay sách điện tử, thì con đường đọc - sáng tạo, đọc - tương tác mới là nội dung chính yếu nhất./.

Đoàn Phương Nam

Liên kết hữu ích

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).