ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-7-25 04:22:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khó khăn trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, người cao tuổi chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy, khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn, khiến việc chữa trị rất khó khăn. Trong khi đó, bệnh viện ở xa, các trạm y tế chưa đầy đủ thiết bị, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết các bệnh đặc trưng của người cao tuổi. Từ đó ảnh hưởng đến việc khám và điều trị cho người cao tuổi.

Toàn huyện Đầm Dơi hiện có hơn 15.000 hội viên người cao tuổi, chiếm 8,03% so với dân số chung trong toàn huyện. Dù tuổi cao, sức khoẻ hạn chế nhưng các cụ là lực lượng nòng cốt trong nhiều phong trào, cuộc vận động. Tỷ lệ người cao tuổi trên địa bàn huyện ngày càng cao, vì vậy việc tăng cường công tác giám sát người cao tuổi ở cộng đồng cần được quan tâm để phát hiện những bệnh mạn tính và điều trị kịp thời. Các bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi như: bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, loãng xương, sa sút trí tuệ, do đó phải điều trị suốt đời, trong khi đó các biện pháp phòng ngừa quản lý bệnh tật còn hạn chế.

Người cao tuổi được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi khám bệnh và chăm sóc sức khoẻ.

Hiện nay, khoa Nội - Tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi có 40 giường kế hoạch và 54 giường thực kê, 16 nhân viên phụ trách để chăm sóc điều trị cho đối tượng người cao tuổi. Trong đó, có 5 bác sĩ đa khoa, 1 bác sĩ CKI chuyên về lão học và 10 điều dưỡng.

Hằng năm, bệnh viện tiếp nhận điều trị ngoại trú hơn 200.000 lượt bệnh cho người cao tuổi và điều trị nội trú hơn 5.000 lượt. Công tác chăm sóc người cao tuổi luôn được bệnh viện quan tâm đầu tư về máy móc và con người.

Một người dân đến nằm điều trị tại khoa Nội - Tim mạch - Lão học bày tỏ: “Từ khi nhập viện, y bác sĩ cũng tận tình, bác sĩ cũng như hộ lý vui vẻ hướng dẫn. Bảo hiểm ở đây cũng được miễn phí 100%, tôi thấy rất tốt”.

Bác sĩ Lê Thu Thuỷ, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, cho biết: “Hằng năm, đối với khoa Nội - Tim mạch - Lão học công suất giường bệnh ở mức cao, vượt từ 130% trở lên. Bệnh viện bố trí tại khoa khám bệnh, nơi tiếp nhận ưu tiên những người từ 75 tuổi trở lên khám trước. Đồng thời, bố trí 1 buồng khám cho người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên. Có 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng trực khám bệnh ngoại trú hằng ngày”.

Tỷ lệ người cao tuổi tham gia BHYT còn thấp, hiện chỉ khoảng 30% số người cao tuổi có thẻ BHYT. Đặc biệt, người cao tuổi vẫn chưa có được những chính sách giúp đỡ kịp thời để có thể giảm bớt phần nào khó khăn trong khám chữa bệnh.

Phó trưởng Trạm Y tế xã Nguyễn Huân, Bác sĩ Trần Ngọc Vũ, bày tỏ: “Đối tượng người cao tuổi hiện chưa thấy hỗ trợ gì, chỉ có dựa vào BHYT nên không ít người khi bệnh tật gặp nhiều khó khăn”.

Việc xã hội hoá chăm sóc người cao tuổi còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Các cơ sở chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ngoài công lập chưa nhiều, quy mô nhỏ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Bác sĩ Lê Thu Thuỷ kiến nghị: “Nên có chính sách hỗ trợ người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên, để giảm bớt một phần gánh nặng cho xã hội và gia đình người cao tuổi”.

Người cao tuổi phần lớn sinh sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, điều này sẽ tác động rất lớn đến khả năng chi trả cũng như khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đầm Dơi Trần Bé Đoan cho biết: “Hằng năm, chúng tôi dành 1-2 đợt khám sàng lọc bệnh cho người cao tuổi, nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để giúp người cao tuổi có sức khoẻ tốt nhất”.

Gia Quỳnh

Liên kết hữu ích

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Để thu hút các nguồn lực phát triển, những năm gần đây, TX. Giá Rai luôn tăng cường công tác đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực để đầu tư phát triển.