ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 17:35:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khó khăn trong quản lý cai nghiện ma tuý

Báo Cà Mau Năm qua, công an các cấp trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm về ma tuý. Việc quản lý người nghiện đạt được hiệu quả tích cực, các quy trình cai nghiện thực hiện đúng bài bản và được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác phòng, chống, cai nghiện ma tuý vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về điều kiện cơ sở vật chất và vướng mắc ở một số văn bản quy phạm pháp luật.

Năm qua, công an các cấp trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm về ma tuý. Việc quản lý người nghiện đạt được hiệu quả tích cực, các quy trình cai nghiện thực hiện đúng bài bản và được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, công tác phòng, chống, cai nghiện ma tuý vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về điều kiện cơ sở vật chất và vướng mắc ở một số văn bản quy phạm pháp luật.

Đại tá Trương Ngọc Danh, Phó Giám đốc Công an tỉnh, cho biết, năm qua đã khởi tố 29 vụ, 38 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép ma tuý. So với năm 2014 giảm 55 vụ, giảm 94 đối tượng. Tuy nhiên, vi phạm về ma tuý so với năm 2014 nhiều hơn 81 vụ, 85 đối tượng. Cụ thể, năm 2015, phát hiện, xử lý 183 vụ, 244 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý, phạt hành chính trên 200 triệu đồng.

Tăng cường xử lý

Toàn tỉnh hiện đang quản lý 962 đối tượng nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát, trong đó có 876 đối tượng ngoài xã hội, trung tâm cai nghiện quản lý 62 đối tượng, 34 đối tượng tại trại tạm giam, các nhà tạm giữ. Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tốt công tác tuyên truyền về tác hại của việc trồng, sử dụng cần sa và tiến hành kiểm tra, khảo sát việc trồng cây cần sa trong Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, phát hiện, xử lý 7 vụ, 10 đối tượng trồng cây cần sa trái phép, thu giữ 1.483 kg cần sa tươi, phạt hành chính 39 triệu đồng.

Học viên cai nghiện tại Trung tâm tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma tuý”.

Trong năm, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội (Trung tâm) tỉnh tiếp nhận mới 29 học viên cai nghiện tự nguyện, số cho về tái hoà nhập cộng đồng 108 học viên, hiện tổng số có mặt tại Trung tâm 62 học viên. Các học viên cai nghiện ma tuý tại Trung tâm được bố trí ở 3 khu: khu bắt buộc, khu tự nguyện và khu dành cho học viên nữ. Phó Giám đốc Trung tâm tỉnh Cà Mau Phạm Như Khoa chia sẻ, dựa trên quy trình cai nghiện của Bộ Y tế và điều kiện thực tế, Trung tâm đã lập bệnh án và cắt cơn cho 44 học viên, khám và điều trị cho 6.000 lượt học viên, chuyển tuyến trên 8 ca, nhập viện 8 ca. Trong năm qua, các trung tâm phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, y tế dự phòng đến lấy 89 mẫu xét nghiệm. Do năm qua không có tiếp nhận học viên bắt buộc, số học viên tự nguyện vào Trung tâm rất ít, chỉ còn lại một số học viên cũ chưa hết thời gian, nên Trung tâm chỉ tổ chức truyền nghề cho học viên bằng lao động thực tiễn và nghề mộc, hồ.

Còn nhiều khó khăn

"Thời gian tới, cần tăng cường phối hợp giữa cơ quan chức năng các cấp, xây dựng phương án và đẩy mạnh đấu tranh, triệt xoá các hoạt động mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý. Ðồng thời, hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi Trung tâm sang cơ sở cai nghiện đa chức năng như: cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc, tiếp nhận để quản lý người nghiện ma tuý không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ để toà án xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc... Mặt khác, tăng cường triển khai phối hợp giữa Trung tâm và công an địa phương nhằm đảm bảo tình hình an ninh, trật tự và phòng ngừa tình trạng thẩm lậu các chất ma tuý vào khu vực Trung tâm", ông Phạm Như Khoa cho biết thêm.

Theo Đại tá Trương Ngọc Danh, hiện nay điều kiện, năng lực giám định ma tuý ở địa phương chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, phải trưng cầu giám định tại Viện Khoa học kỹ thuật Bộ Công an. Vì vậy, thời gian chờ kết quả giám định rất lâu, không đảm bảo thủ tục tiến hành tố tụng do liên quan đến thời hạn tạm giữ đối tượng, gây khó khăn, bất lợi cho công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Bên cạnh đó, công tác lập hồ sơ xử lý đối tượng theo các nghị định của Chính phủ còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, cơ quan y tế chưa xác định được tình trạng nghiện của đối tượng và không có chức năng quản lý người nghiện; cơ quan công an không được phép tạm giữ hành chính đối với những trường hợp sử dụng trái phép chất ma tuý. Do đó, gặp khó khăn trong việc quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong năm 2015, toàn tỉnh chỉ ra 1 quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Ông Phạm Như Khoa nói, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành chậm nên trong năm 2015 Trung tâm chưa tiếp nhận đối tượng nào theo quy định. Bên cạnh đó, các thiết bị y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho học viên, đặc biệt là khám để xác định số học viên cáo giả bệnh. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa Trung tâm và chính quyền địa phương trong công tác tiếp nhận học viên hết hạn tái hoà nhập cộng đồng còn nhiều hạn chế, dẫn đến số người nghiện ngoài xã hội còn rất cao./.

Bài và ảnh: Quách Nguyên

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.

Yoga cân bằng và phục hồi

Căng thẳng, lo âu, stress hay trầm cảm ngày càng trở thành những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Trong số các phương pháp giúp tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần, yoga cân bằng và phục hồi đang nổi lên như một giải pháp toàn diện, không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn mang lại sự ổn định, thư thái cho tâm hồn.

Hơn 5.500 trẻ được sàng lọc khuyết tật

Sáng ngày 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án Direct, Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” (dự án Direct) trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.