ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 01:05:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc

Báo Cà Mau Những năm qua, huyện U Minh không ngừng quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống.

Đến thăm vùng đồng bào dân tộc Khmer thuộc Ấp 6, xã Khánh Lâm vào những ngày giáp Tết, điều dễ dàng nhận thấy nhất là diện mạo nông thôn đang ngày một khởi sắc. Con lộ bê-tông liên ấp được Nhà nước đầu tư trong những năm gần đây ngày càng phát huy hiệu quả.

Ông Trần Phim, Ấp 6, xã Khánh Lâm, phấn khởi nói: “Lúc trước ở đây sình lầy dữ lắm, đi lại rất khó khăn, nhất là các cháu đi học vào mùa mưa bùn đất lấm lem, thấy tội nghiệp lắm. Giờ có lộ làng ngon lành rồi thấy cái gì cũng khoẻ. Mình có mớ rau, con cá cũng bán được, rồi người ta chở hàng hoá tới nơi bán cho mình cũng tiện. Tết nhất đi thăm bà con cũng dễ dàng, nói chung đời sống bà con giờ khá hơn trước nhiều rồi”.

Nhờ được đầu tư lộ giao thông nông thôn nên điều kiện đi lại, giao thương hàng hoá của người dân cũng như việc đến trường của các em học sinh ngày một thuận lợi hơn.

Bên cạnh việc đầu tư lộ nông thôn, bà con nơi đây còn được đầu tư trường học, salatel để sinh hoạt cộng đồng; đặc biệt, Nhà nước vừa đầu tư hệ thống cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Việc đầu tư hệ thống nước sạch không chỉ giúp người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo tốt sức khoẻ mà còn giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt mỗi khi mùa khô đến.

Bà Phạm Ngọc Thuỷ, Ấp 6, xã Khánh Lâm, chia sẻ: “Có được nguồn nước sạch sinh hoạt nên an tâm lắm, nấu nướng cái gì mình thấy cũng ngon hơn trước. Hồi trước toàn sài nước đìa lóng lại nên thấy lo lắm, mà lo nhất là vào tháng hạn nước đìa cũng không còn nên cực dữ lắm!”.

Ngoài việc đầu tư các công trình xây dựng cơ bản phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân, những năm qua, huyện U Minh còn triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định 74 và Quyết định 29 của Thủ tướng Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Chỉ tính riêng việc thực hiện Quyết định 29, đã có 33 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn được hỗ trợ mua đất ở với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện cũng hỗ trợ cho vay phát triển sản xuất 24 hộ, mỗi hộ 8 triệu đồng và 2 hộ chuộc đất, mỗi hộ 30 triệu đồng. Từ đó không chỉ giúp họ có chỗ ở ổn định mà còn có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Chưa dừng lại ở đó, huyện U Minh còn thực hiện khá tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc. Thông qua chương trình nhà ở theo Quyết định 67 và 167 của Thủ tướng Chính phủ, đã có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện được thụ hưởng.

Huyện cũng triển khai thực hiện khá tốt Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua chương trình này, đã có nhiều hộ dân tộc được hỗ trợ tư liệu sản xuất, vốn, chuyển giao khoa học - công nghệ, triển khai các mô hình kinh tế hiệu quả để đồng bào dân tộc tham gia phát triển kinh tế gia đình.

Ông Võ Hải Phận, Trưởng Phòng Dân tộc huyện U Minh, đánh giá: “Những năm qua, các cấp, các ngành không ngừng quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch và nhiều chính sách hỗ trợ khác nên đời sống của bà con nơi đây cũng được cải thiện rất nhiều”.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì ý thức vươn lên của hộ đồng bào dân tộc cũng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Gia đình bà Sơn Thị Lâm, Ấp 6, xã Khánh Hoà là một điển hình. Những năm qua, ngoài việc trồng lúa, gia đình bà còn tận dụng đất trống sân vườn, bờ liếp để trồng hoa màu. Nhờ trồng màu mà kinh tế gia đình bà không ngừng được cải thiện, việc lo cho các con học hành cũng ngày một chu đáo hơn.

Bà Sơn Thị Lâm chia sẻ: “Bên cạnh sự chăm lo của Nhà nước thì mình cũng phải biết tự thân vận động mới được, đâu ai cho mình hoài đâu. Chính vì thế, những năm qua, tôi và gia đình đã tận dụng hết diện tích đất sân vườn để trồng hoa màu. Riêng năm nay hoa màu có giá nên mình lời cũng khá, đời sống gia đình cũng được cải thiện, chuyện con cái học hành cũng ổn định hơn”.

Từ những kết quả trên, trong năm 2016, trên địa bàn huyện U Minh đã có 91 hộ đồng bào dân tộc Khmer được thoát nghèo. Ông Võ Hải Phận, Trưởng Phòng Dân tộc huyện U Minh, cho biết thêm: “Phòng sẽ tiếp tục làm tham mưu cho UBND huyện, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dành cho hộ đồng bào dân tộc. Phối hợp với các ngành có liên quan đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc, đồng thời rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo báo cáo về tỉnh để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời, đạt hiệu quả, nhằm giúp đồng bào dân tộc có điều kiện thoát nghèo bền vững”./.

Bài và ảnh: Trần Thể

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.