ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 19:40:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không để bị động trước hạn mặn

Báo Cà Mau Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025 tuy không nghiêm trọng như năm 2015-2016, 2019-2020, nhưng cao hơn trung bình nhiều năm. Theo đó, các địa phương ven biển, trong đó có Cà Mau sẽ bị ảnh hưởng.

Không có nguồn nước ngọt bổ sung từ các con sông lớn đầu nguồn, nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ nước ngầm và nước mưa. Trong khi đó, các vùng sản xuất mặn, ngọt của tỉnh lại đan xen nhau. Thực tế này càng làm gia tăng mức độ thiệt hại do hạn, mặn cho các huyện vùng ngọt hoá khi vào mùa khô. Dù tỉnh đã chủ động các phương án ứng phó và triển khai từ rất sớm, nhưng nếu tình trạng hạn, mặn diễn ra gay gắt hơn do tác động của biến đổi khí hậu thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân địa phương.

Hiện nay, trà lúa đông xuân của người dân đã cơ bản tránh được ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Hiện nay, trà lúa đông xuân của người dân đã cơ bản tránh được ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Không chỉ vùng ngọt hoá bị ảnh hưởng mà cả những vùng chuyên canh tôm, cua... cũng sẽ chịu tác động không nhỏ, khi độ mặn trong các ao nuôi tăng cao, vượt quá ngưỡng thích hợp. Các đợt hạn, mặn lịch sử mùa khô 2015-2016 và 2019-2020 là bài học kinh nghiệm cụ thể. Hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2025-2026 đã làm thiệt hại gần 158.000 ha nuôi thuỷ sản, 1.500 ha cây ăn trái, cây trồng khác...; tỉnh phải công bố thiên tai mức độ 2 trên tôm nuôi. Ðến mùa khô 2019-2020, nắng nóng, khô hạn làm độ mặn tăng cao đã khiến trên 25.000 ha tôm nuôi giảm năng suất.

Hiện nay, tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh trên 278.615 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh kết hợp (tôm - rừng, tôm - lúa, tôm - cua - cá...) khoảng 81.861 ha; tôm quảng canh cải tiến khoảng 190.255 ha; còn lại là nuôi thâm canh và siêu thâm canh khoảng 6.498 ha. Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 24.621 ha nuôi cá chình, cá bống tượng, cá bổi thâm canh...

Với các loại hình sản xuất này, nếu thời tiết thay đổi bất thường, nhất là nhiệt độ và độ mặn... biến động, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi cũng như phát sinh mầm bệnh. Riêng trong khoảng 1 tháng qua, loại hình tôm nuôi thâm canh đã ghi nhận có 5,73 ha bị bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính. Ðối với tôm quảng canh, quảng canh cải tiến tại các huyện: Ðầm Dơi, Phú Tân, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời và TP Cà Mau, từ đầu năm đến nay có hơn 299 ha tôm nuôi bị chết, mức độ thiệt hại từ 15-40%. Ðồng thời, cua nuôi quảng canh cải tiến, nuôi kết hợp cũng đã bị thiệt hại khoảng 41 ha.

Ðối với cây trồng, thời điểm hiện tại, ngoài vụ lúa đông xuân đã cơ bản thu hoạch xong thì toàn tỉnh còn hơn 6.253 ha chuối; 665 ha cây có múi; 341 ha xoài và khoảng 1.740 ha cây ăn trái khác; hơn 1.100 ha hoa màu các loại..., là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng khi bước vào mùa khô hạn, xâm nhập mặn.

Theo dự báo của Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, tình hình xâm nhập mặn khu vực tỉnh ở mức xấp xỉ đến cao hơn cùng kỳ năm 2024. Thời gian tới, độ mặn tại các điểm đo có xu hướng tăng dần và khả năng xâm nhập sâu hơn vào vùng ngọt hoá trên địa bàn tỉnh. Nhằm chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả trong phòng chống, hạn chế thiệt hại của hạn hán; xâm nhập mặn, Chủ tịch UBND tỉnh liên tục có nhiều công văn chỉ đạo công tác ứng phó, trong đó chỉ đạo nhấn mạnh việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo phương án đã được duyệt và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.

Trong phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt theo cấp độ rủi ro thiên tai đã được phê duyệt trước đó, cũng như trong các công văn chỉ đạo của tỉnh đều đặt mục tiêu quan trọng là không để người dân bị thiếu nước ngọt sinh hoạt trong mùa khô. Ngoài ra, 100% người dân được hướng dẫn tiết kiệm nước, bảo vệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, không để xảy ra thiệt hại về sản xuất do người dân không tuân thủ hướng dẫn, khuyến cáo về lịch thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi. Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng.

Theo đó, để bảo vệ sản xuất trong cao điểm mùa khô tới, ông Nguyễn Út Em, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, khuyến cáo: Người dân tuân thủ đúng lịch thời vụ đã được thông báo, không sản xuất ở những nơi có nguy cơ thiếu nước hoặc chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp. Chủ động theo dõi và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi từ sớm. Ðặc biệt, trong sản xuất và sinh hoạt, cần tiết kiệm nước triệt để... nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại.

Người dân xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chủ động kè phòng, chống sạt lở.

Người dân xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, chủ động kè phòng, chống sạt lở.

Ngoài chủ động các giải pháp nhằm giảm thấp nhất thiệt hại đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trong mùa hạn, mặn, hiện nay các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tiếp tục rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún, lắp đặt biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp, để giảm tối đa thiệt hại; huy động người dân phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe doạ an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông./.

 

Nguyễn Phú

 

Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó

Chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời và khẩn trương khắc phục hậu quả là một trong những phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có thể gây ra cho người dân trên địa bàn xã Cái Ðôi Vàm trong mùa mưa bão hiện nay.

Sở Nông nghiệp và Môi trường khảo sát sạt lở tại xã Quách Phẩm

Chiều 16/7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau Tô Hoài Phương đã có chuyến khảo sát thực tế tình hình sụp lún đường giao thông nông thôn tuyến kênh Khai Hoang, ấp Khai Hoang Vàm, xã Quách Phẩm.

Khẩn trương nâng cấp đê biển Đông

Ít chịu sự tác động bởi những đợt sóng lớn, triều cường dâng như đê biển Tây, song khu vực đê biển Đông của tỉnh Cà Mau cũng đang chịu nhiều sự đe doạ trong mùa mưa bão.

Thăm hỏi các gia đình thiệt hại do sạt lở tại phường Giá Rai

Sáng 15/7, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Văn Khởi đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do sạt ở tại Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau.

Phường Giá Rai khoanh vùng nguy hiểm trong bán kính 300m

Sáng 14/7, gần khu vực sạt lở thuộc Khóm 3, phường Giá Rai, tỉnh Cà Mau  (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng, tỉnh Bạc Liêu), tiếp tục xuất hiện những vết nứt lớn, nguy cơ tiếp tục sạt lở. Chính quyền địa phương đã mở rộng phạm vi cảnh báo nguy hiểm 300m.

Sạt lở ở phường Giá Rai cuốn trôi phần sau của 5 căn nhà dân

Ông Trần Tam Trung, Chủ tịch UBND phường Giá Rai, cho biết: Rạng sáng 13/7, tại khu vực Khóm 3, phường Giá Rai (trước đây là Khóm 3, phường Hộ Phòng), tỉnh Cà Mau, xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến nhà cửa và tài sản của 5 hộ dân bị cuốn xuống sông. Sự việc diễn ra bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay.

Không để người dân vùng sạt lở rơi vào nguy hiểm

Đó là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại chuyến kiểm tra hiện trường vụ sạt lở bờ sông Gành Hào, đoạn qua ấp Chòi Mòi và vị trí sụt lún đoạn lộ ấp Cái Keo thuộc xã Định Thành, tỉnh Cà Mau vào chiều 12/7.

Bảo vệ đê biển Tây trong mùa mưa bão

Mùa mưa bão đang bước vào cao điểm, đê biển Tây đang phải oằn mình gánh chịu những đợt sóng lớn, triều cường, nước biển dâng và tình trạng sạt lở đang tiếp diễn thường xuyên và nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống đê biển của tỉnh vẫn chưa được cứng hoá toàn tuyến, một số đoạn trên đê biển Tây vẫn là đê đất. Vì thế, công tác bảo vệ đê biển Tây phải luôn được đặt trong tình trạng khẩn cấp, ưu tiên hàng đầu.

Tiến tới khép kín tuyến bờ biển Tây

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định điều chỉnh Dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau.

Âu lo sạt lở bờ Tây cửa Rạch Gốc

Công trình kè dài trên 1,4 km, được thực hiện từ năm 2018, nhằm cấp bách bảo vệ bờ biển Ðông khu vực phía Tây cửa biển Rạch Gốc, thuộc Xã Phan Ngọc Hiển. Tuyến kè cấu kiện bằng bê tông cốt phi kim phá sóng, do Công ty CP Khoa học công nghệ Việt Nam (Busadco) thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công.