ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 14:26:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không để người dân thiếu nước và lương thực cục bộ

Báo Cà Mau Thời gian qua, tình hình hạn hán, xâm mặn diễn ra rất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện nguồn nước sinh hoạt tại nhiều địa phương đang thiếu hụt nghiêm trọng, do hệ thống sông rạch khô cạn, mực nước ngầm giảm thấp và nước mặn lấn sâu vào vùng ngọt hoá...

Thời gian qua, tình hình hạn hán, xâm mặn diễn ra rất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hiện nguồn nước sinh hoạt tại nhiều địa phương đang thiếu hụt nghiêm trọng, do hệ thống sông rạch khô cạn, mực nước ngầm giảm thấp và nước mặn lấn sâu vào vùng ngọt hoá...

Hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt

Căn cứ báo cáo của các huyện, TP Cà Mau và qua rà soát, khảo sát của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau (Trung tâm nước), tính đến thời điểm ngày 5/4, toàn tỉnh có hơn 6.000 hộ dân thiếu và không có nước sinh hoạt, gồm các huyện Trần Văn Thời (1.850 hộ), U Minh (1.560 hộ), Thới Bình (1.150 hộ), Năm Căn (200) hộ, Cái Nước (400 hộ), Ðầm Dơi (900 hộ) và TP Cà Mau (350 hộ).

Hiện nay, mực nước trên các tuyến kinh đã khô cạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân vùng ngọt.      Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Trước tình hình trên, nhằm thực hiện các giải pháp khắc phục, Trung tâm nước đã thực hiện nhiều công trình hiệu quả phục vụ nước sinh hoạt ở một số địa phương. Cụ thể, vừa qua, Trung tâm nước phối hợp với UBND xã Khánh Bình Tây Bắc mở rộng 1.000 m ống trong 5 ngày, từ nguồn vốn Báo Công An TP Hồ Chí Minh hỗ trợ. Qua đó, cung cấp cho hơn 50 hộ dân có nước sinh hoạt.

Ngoài ra, Trung tâm nước tổ chức khoan giếng nước mới ống PVC 140 mm và sửa chữa hơn 500 m ống các loại, đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 150 hộ dân tại Kinh 16, xã Biển Bạch.

Hiện nhân viên kỹ thuật của Trung tâm nước đã tiến hành khảo sát thực địa các địa phương đang thiếu nước sinh hoạt, thuê tư vấn đo đạc các hạng mục, đề xuất đầu tư, lập dự toán, bảng vẽ thi công...

Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân như hỗ trợ bồn nhựa cho cho đối tượng hộ nghèo và gia đình chính sách thiếu nước, không có dụng cụ chứa nước.

Một biện pháp khả thi khác cũng đã và đang được tiến hành, đó là mở rộng tuyến ống và sửa chữa các công trình cấp nước tập trung phục vụ cho các địa phương rất khó khăn về nước sinh hoạt, nguồn nước ngầm không có, nước mặt khô cạn, phải mua nước. Ðể đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân vùng này, Trung tâm nước đã đề nghị UBND tỉnh cho phép thi công khẩn cấp các công trình mở rộng tuyến ống. Vì mở rộng tuyến ống là giải pháp nhanh nhất, trong khoảng thời gian từ 5-20 ngày là người dân có nước để sinh hoạt, tổ chức thi công đơn giản. Trung tâm nước có sẵn nhân viên kỹ thuật và đội thi công có kinh nghiệm, vật tư có thể nhận nợ các công ty đối tác.

Tại cuộc họp khắc phục tình trạng hạn hán, xâm mặn, nhiều đại biểu đồng tình với đề xuất tỉnh cần sử dụng các nguồn kinh phí tài trợ để chuyển nước sạch sinh hoạt đến những vùng đặc biệt khó khăn. Giải pháp được đưa ra là vận chuyển bằng xe bồn cho đường bộ và sử dụng phương tiện thuỷ tuỳ theo địa bàn.

Tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Ðể giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt và thiếu lương thực cục bộ, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt, dẫn đến phát sinh dịch bệnh và không vì lý do sản xuất bị thiệt hại, dẫn đến thiếu đói. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện chủ trương này. Những khó khăn trong quá trình thực hiện phải báo cáo nhanh về UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo kịp thời. Chủ tịch UBND huyện, TP Cà Mau theo dõi, kiểm tra, rà soát và kịp thời hỗ trợ nước ngọt sinh hoạt, lương thực cho đối tượng gặp khó khăn theo quy định hiện hành; trường hợp vượt khả năng cấp huyện, phải khẩn trương báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý kịp thời.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh giải quyết nhanh tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt ở những khu vực thật sự khó khăn. Chỉ đạo đơn vị trực thuộc có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cấp bách sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các hệ thống cấp nước nối mạng tập trung và mua sắm, cấp phát bồn trữ nước cho hộ dân, theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Tiếp tục rà soát, tham mưu, đề xuất việc mở rộng hệ thống cấp nước tập trung, khoan giếng nước nhỏ lẻ và cung cấp bồn trữ nước tại các khu vực đặc biệt khó khăn về nước./.

Ðặng Duẩn

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.