ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-11-24 11:21:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không để nhà vệ sinh trường học là “cơn ác mộng”

Báo Cà Mau Các trường học đang cố gắng nâng cao chất lượng nhà vệ sinh (NVS) tại trường để học sinh có được môi trường sinh hoạt tốt hơn khi đến lớp.

Nhà vệ sinh là một trong những công trình thiết yếu ở các trường. Nó không chỉ phục vụ nhu cầu cơ bản mà còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá môi trường văn hoá, văn minh tại nơi học của trẻ.

Vì thế, việc kiểm tra, giám sát và cải thiện chất lượng NVS là một trong những vấn đề được đặt ra và theo sát. Ngay từ đầu năm học, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá thực trạng và lập kế hoạch cải tạo, cũng như xây dựng mới NVS. Ðặc biệt, phải chú trọng triển khai mô hình tự quản của giáo viên và học sinh đối với các công trình NVS, gắn trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường với việc giữ vệ sinh trường học.

Trên địa bàn TP Cà Mau, Phòng GD&ÐT thành phố đã liên tục tổ chức các buổi kiểm tra đột xuất tại các trường mầm non, tiểu học, THCS... kịp thời nhắc nhở và phê bình nhằm giúp hạn chế tình trạng xuống cấp chất lượng NVS gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh. Theo đánh giá ban đầu, các trường mầm non, mẫu giáo thực hiện tốt vấn đề này; các trường THCS cũng nằm ở diện tương đối. Thế nhưng, bất cập vẫn xảy ra ở các trường tiểu học.

Ông Tạ Ðức Hùng, Phó trưởng Phòng GD&ÐT TP Cà Mau, kiểm tra NVS tại Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.

Ông Tạ Ðức Hùng, Phó trưởng Phòng GD&ÐT TP Cà Mau, kiểm tra NVS tại Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.

Ông Tạ Ðức Hùng, Phó phòng GD&ÐT TP Cà Mau, cho biết: “Các trường trích kinh phí hoạt động hằng năm, khoản hoạt động thường xuyên để mua sắm vật tư, thiết bị... để tẩy rửa NVS; tuỳ theo quy mô trường lớp, số lượng học sinh để chi. Thời gian qua, chúng tôi đã đi kiểm tra nhiều trường để đánh động và tăng ý thức cho ban giám hiệu trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng NVS. Nói tốt thì chưa tốt hẳn, hiện chỉ ở mức tạm thời chấp nhận và phải quan tâm nhiều ở khâu khắc phục mùi hôi. Từng thời điểm, sau các giờ ra chơi vào, một số trường chưa có lao công kịp thời dọn dẹp nên gây mùi hôi, ảnh hưởng đến học sinh”.

Thời gian trước, NVS thường bị coi là công trình phụ, hiện tại nó phải là công trình chính cần được nghiêm túc quan tâm. Ðiều quan trọng là vai trò người đứng đầu, nếu có sự chú ý đúng mực vấn đề này thì chất lượng NVS sẽ ngày càng tốt hơn.

Các đoàn kiểm tra đột xuất về cảnh quan và chất lượng nhà vệ sinh tại các trường liên tục được thực hiện suốt thời gian qua.

Thầy Lý Phùng Vinh, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu (Phường 4, TP Cà Mau), cho biết: "Hiện nay nhà trường không kêu gọi phụ huynh hỗ trợ trong công tác xã hội hoá NVS. Tuy nhiên, các phụ huynh có nhã ý hỗ trợ thuốc tẩy, Clo, xà phòng... đặt trong NVS thì nhà trường rất cảm ơn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng bố trí người dọn dẹp riêng cho NVS của giáo viên và học sinh. Chúng tôi hoàn toàn sử dụng kinh phí của nhà trường để thực hiện các vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi có đặt camera để xem các em sau khi đi vệ sinh có rửa tay hay không? Ngay chỗ rửa tay, chúng tôi cũng đặt bảng hướng dẫn vệ sinh đúng cách cho học sinh nắm, cũng như nhắc nhở kịp thời các em. Mỗi buổi chào cờ, chúng tôi đều nhắc nhở vấn đề NVS. Từ đó, khách hay phụ huynh đến trường, nếu có sử dụng NVS đều không e ngại vì không còn mùi khó chịu và rất sạch sẽ”.

Ðể nâng cao chất lượng các NVS trong trường học, cần có sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng. Quan trọng nhất vẫn là chính các giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường cần có ý thức sử dụng và giữ gìn NVS sạch sẽ, nhằm hình thành nên môi trường trường học an toàn.

Ông Tạ Ðức Hùng cho biết, ngành giáo dục TP Cà Mau đang quyết tâm xoá bỏ các NVS kém chất lượng, gây mất an toàn cho học sinh trong thời gian tới: “Từ đây đến hết năm học, chúng tôi sẽ liên tục đi kiểm tra nhiều hơn và đột xuất, đặc biệt đối với các trường ở xã. Chúng ta không nên đối phó mà phải nghiêm túc nhìn nhận những thiếu sót để cải thiện chất lượng NVS, bởi nó ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của con em chúng ta. Hiện có nhiều trường hoạt động xã hội hoá để giữ NVS sạch đẹp; phụ huynh rất đồng thuận, tặng cả máy phun nước, tặng hoá chất... để hỗ trợ nhà trường”./.

 

Lam Khánh

 

Dạy thêm, học thêm: Cần nhìn thẳng, hiểu đúng

Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm được quản lý bằng Thông tư 17/2012/TT-BGDÐT ngày 16/5/2012 (Thông tư 17). Vừa qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã công bố Dự thảo thông tư (Dự thảo) về dạy thêm và học thêm để lấy ý kiến góp ý, trong đó nêu ra nhiều điểm mới, thu hút sự quan tâm của công chức, giáo viên ngành giáo dục và cả phụ huynh.

Ðể ứng xử tốt trong học đường

Bên cạnh việc dạy và học, chủ trương xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học ngày nay được các trường đặc biệt quan tâm. Bởi, xây dựng văn hoá ứng xử chuẩn mực giúp các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, hành vi tốt đẹp, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bàn giải pháp cải thiện điểm thi tốt nghiệp THPT

Sáng ngày 26/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT”, nhằm đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý các hoạt động giáo dục và tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, hướng tới cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2024-2025 và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Cà Mau.

Công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý, giảng dạy

Xác định công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục; thời gian qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Thới Bình đã ứng dụng CNTT vào triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học.

Trường học sáng, xanh, sạch, đẹp

Những năm qua, bên cạnh nâng cao chất lượng chuyên môn, Trường Tiểu học Hưng Mỹ I, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, còn quan tâm xây dựng cảnh quan trong trường học. Qua đó, tạo không gian xanh, thân thiện, góp phần mang đến năng lượng tích cực cho việc học tập và giảng dạy.

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.