ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 02:23:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiểm soát chặt chẽ phương tiện ra, vào bến

Báo Cà Mau (CMO) “Tuy chưa ứng dụng kiểm soát phương tiện bằng thiết bị kỹ thuật, nhưng với quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Đốc đã rút ngắn thời gian kiểm soát mỗi lượt tàu ghe xuất, nhập bến với phương châm “ngoài bình thường, trong chặt chẽ”; kiểm soát toàn diện, có trọng tâm”, Đại uý Trần Thanh Ngoan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết.

Đồn Biên phòng (ĐBP) Sông Đốc quản lý địa bàn với khu vực bờ biển dài 32,7 km, có 7 cửa biển, sông thông ra biển, thuộc địa phận huyện Trần Văn Thời. Trong đó cửa sông Ông Đốc, là một trong những cửa lớn nhất tỉnh, có lượng phương tiện dao động trên 1.600 ghe, tàu ra vào hoạt động đánh bắt thuỷ sản và giao lưu hàng hoá.

Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát Biên phòng Sông Đốc kiểm tra phương tiện ra, vào cửa biển kết hợp  tuyên truyền pháp luật trên biển.        Ảnh: PHONG PHÚ

Toàn khu vực biên giới biển do ĐBP Sông Đốc phụ trách, dân cư đông đúc, sinh sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau như: khai thác, chế biến thuỷ sản và dịch vụ. Nơi đây có cảng cá Sông Đốc kết nối giao thông thuận lợi, ngoài các phương tiện của địa phương còn có nhiều tàu cá của ngư dân các tỉnh khu vực phía Nam và miền Trung tham gia hoạt động khai thác, ra vào mua, bán thuỷ sản.

Thời gian trước đây, trong quá trình hành nghề trên biển, một số tàu cá thường đánh bắt vi phạm pháp luật như khai thác theo hình thức “tận diệt”, khai thác trong hành lang an toàn của đường ống dẫn khí, vi phạm vùng biển nước ngoài... Với quyết tâm bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển, hải đảo và vùng khai thác biển, nhiều năm gần đây trạm kiểm soát biên phòng luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong kiểm tra, kiểm soát phương tiện.

“Kiên quyết không cho xuất bến đối với các phương tiện không đảm bảo các thủ tục đăng ký, đăng kiểm, thiếu lý lịch thuyền viên, bằng thuyền trưởng, thiếu thiết bị giám sát. Đồng thời kiên quyết xử lý các tàu vào bến có hành vi vi phạm trong vận chuyển, tàng trữ hàng hoá không chứng minh rõ nguồn gốc…”, Thượng uý Đỗ Văn Lanh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Đốc, chia sẻ.

Việc nhiều tàu cá còn hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài không những gây thiệt hại về kinh tế của cá nhân, làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành thuỷ sản Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên biển. Với quyết tâm lập lại tình hình và hỗ trợ ngư dân an tâm bám biển, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, ĐBP Sông Đốc kết hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lao động sản xuất. Đơn vị phối hợp với chính quyền, các lực lượng chức năng vận động chủ phương tiện lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá, ký cam kết không vi phạm quy định trong hoạt động đánh bắt, khai thác thuỷ sản.

Chính vì vậy, nhận thức của ngư dân đã thay đổi tích cực hơn. Anh Tưởng, một chủ phương tiện thường xuyên ra vào cửa biển sông Ông Đốc, cho biết: “Khi chưa gắn thiết bị giám sát, chủ phương tiện giao hoàn toàn cho thuyền trưởng quản lý. Ra biển, mình không biết tàu đang ở đâu nên rất lo lắng. Từ khi gắn thiết bị giám sát tàu cá, đã giúp cùng lúc quản lý cả thảy 4 phương tiện nên rất an tâm. Giờ ngồi ở nhà cũng biết được tàu đang ở vị trí nào, hoạt động ra sao. Còn vấn đề vi phạm vùng biển nước ngoài, trước nay các phương tiện của tôi quản lý đều quán triệt nghiêm khắc”.

Đến nay, có trên 80% phương tiện ra vào cửa thường xuyên (có đăng ký đăng kiểm ở Cà Mau) gắn thiết bị giám sát hành trình. “Con số 80% phản ánh đúng thực tế nhất. Bởi với lượng phương tiện đăng ký ở Cà Mau (khoảng 1.600 phương tiện) thì có vài chục phần trăm đang tu sửa, cải hoán và ở lại ngư trường (khai thác dài hạn)”, Đại uý Trần Thanh Ngoan phân tích.

Không chỉ có số lượng phương tiện hoạt động trên biển lớn, địa bàn ĐBP Sông Đốc quản lý cũng thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư làm ăn. Kéo theo đó là hàng ngàn lao động với các thành phần khác nhau đến cư trú, vấn đề này đặt ra không ít thách thức cho đơn vị trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa bàn.

Để ổn định tình hình, đảm bảo cuộc sống bình yên cho Nhân dân, cùng với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ĐBP Sông Đốc đã phối hợp với công an địa phương điều tra cơ bản, phân loại, quản lý đối tượng nghiệp vụ, phát động phong trào Nhân dân tố giác tội phạm. Trong 6 tháng đầu năm 2020, đơn vị đã bắt 5 vụ với 11 đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý, xử lý vi phạm hành chính 410 vụ vi phạm khác.

Ngoài ra, đơn vị đã phối hợp xử lý, điều tra xử lý 22 vụ tệ nạn xã hội liên quan 65 đối tượng; bắt 1 vụ/1 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý; triệt phá 1 vụ/2 đối tượng mua bán dâm, 1 vụ/10 đối tượng đánh bài ăn tiền, vận động 3 tụ điểm tệ nạn xã hội cam kết không vi phạm; xử phạt hành chính 28 vụ số tiền 865 triệu đồng. Kiểm tra phát hiện 1 vụ/phương tiện vận chuyển trái phép 4.800 lít dầu trên biển.

“Với mục tiêu lấy lại “thẻ xanh” cho hải sản Việt Nam từ Uỷ ban châu Âu (EC), Trạm kiểm soát Biên phòng Sông Đốc tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho ngư dân nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật trong quá trình đánh bắt, khai thác thuỷ sản trên biển, không đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Ngoài ra, các phương tiện đánh bắt hải sản ra vào bến, trạm luôn đảm bảo được kiểm soát chặt chẽ, khoa học và nghiêm túc”, Thượng uý Đỗ Văn Lanh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Đốc, cho hay

Phong Phú - Lê Khoa

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.