ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 23:58:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Họp phiên thường kỳ Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau

Báo Cà Mau Chiều 13/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Cà Mau (Ban chỉ đạo), các thành viên Ban chỉ đạo đã họp phiên thường kỳ. Cùng tham dự phiên họp có đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau.

Phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban Chỉ đạo và sự tham dự của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Tỉnh uỷ.

Tại phiên họp này, đồng chí Nguyễn Tiến Hải thông báo việc Ban chỉ đạo sẽ kiện toàn về tổ chức, bổ sung đồng chí Nguyễn Đức Hiển vào Ban chỉ đạo theo đúng trình tự, quy định và yêu cầu công tác.

Phiên họp lắng nghe cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thông qua dự thảo Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo trong tháng 10 đến nay; báo cáo tóm tắt tiến độ giải quyết các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; thông qua Tờ trình đề xuất bổ sung 2 vụ án vào diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo báo cáo các nội dung tại phiên họp.

Một nội dung quan trọng của phiên họp là triển khai Chỉ thị số 23-CT/TU, ngày 12/11/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong tình hình mới (Chỉ thị 23).

Tinh thần, nội dung của Chỉ thị 23 nêu rõ, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí. Gần đây, tại bài viết “Chống lãng phí”, đồng chí Tô Lâm, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá sâu sắc những hậu quả của sự lãng phí; đồng chí có những chỉ đạo rõ ràng, quyết liệt về công tác chống lãng phí trong tình hình mới.

Một trong những nội dung của Chỉ thị 23 là yêu cầu ngành giáo dục nghiên cứu, lồng ghép các chương trình giáo dục về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đào tạo cho học sinh từ mầm non đến các cấp học phổ thông. (Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Quách Văn Phẩm sinh hoạt chào cờ đầu tuần).

Để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác phòng, chống lãng phí; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó có việc tổ chức phổ biến, quán triệt đến từng chi bộ về bài viết “Chống lãng phí” của đồng chí Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn với tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chương trình số 63-CTr/TU, ngày 29/02/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về xác định công tác phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và Nhân dân, gắn với đề cao trách nhiệm và nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư; phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan toả mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hoá ứng xử trong thời đại mới; được thể hiện rõ qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, liên tục, triệt để.

Đẩy nhanh hoàn thiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc thẩm quyền của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở quy định của Trung ương, Tỉnh uỷ ban hành quy định nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí để thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát.

Đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở, tạo thuận lợi cho công tác giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí.

Tập trung rà soát, có các giải pháp xử lý triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực về tài chính công, đầu tư công, về quản lý và sử dụng tài sản công, về quản lý tài nguyên, khoáng sản (đặc biệt là đối với đất đai), về tổ chức bộ máy, cán bộ, quản lý lao động, thời gian lao động... Chỉ đạo tổng rà soát các dự án đầu tư kéo dài, dự án hiệu quả thấp, dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, dự án có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí lớn.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng cường chuyển đổi số trên các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, liên thông để giảm thiểu lãng phí.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng hoàn thiện vị trí việc làm; chuẩn hoá quy trình xử lý công việc và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong quản lý lao động khu vực công.

Tăng cường và phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp; nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành.

Xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, phát huy vai trò và sự nêu gương của người đứng đầu; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác,” “tự nguyện” của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân, coi đây là hoạt động thường xuyên, hằng ngày, là trách nhiệm đạo đức xã hội.

Xây dựng và thực hiện thường xuyên chuyên mục về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các cơ quan truyền thông của tỉnh. Lồng ghép, phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn hệ thống chính trị, gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân điển hình để tuyên truyền, nhân rộng.

Quốc Rin

Nhiều công trình, phần việc của tuổi trẻ

Nhiều công trình, phần việc được đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) chung tay thực hiện hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc.

200 ngày tự do, yên bình

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chấm dứt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của Nhân dân ta. Ðây là một thắng lợi to lớn của Nhân dân ta trên con đường giải phóng dân tộc, là cơ sở pháp lý quốc tế để ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong cả nước.

Công bố Di tích lịch sử cấp tỉnh “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Sáng 12/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại Ấp 10 xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Công tác chuẩn bị của Trung ương cho cuộc tập kết (*)

Tháng 9/1954, Tổng Quân uỷ ra Chỉ thị số 123/CT-4 về việc đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào về nước. Chỉ thị nêu rõ: “Việc bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc cũng nhằm để thi hành đúng hiệp định đình chiến, đồng thời cũng để xây dụng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Vì vậy, việc đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn”.

Ðập tan “cơn bão độc” trước thềm đại hội Ðảng

Chưa bao giờ và không lúc nào mà các thế lực thù địch từ bỏ chống phá Việt Nam. Tuy nhiên, trước những vấn đề chính trị lớn của đất nước như trước thềm đại hội Ðảng thì sự chống phá của các thế lực thù địch lại tăng cường mạnh mẽ cả tần suất và tính chất nguy hiểm, khôn lường. Vì vậy, việc đập tan “cơn bão độc” của các thế lực thù địch, với phương châm “ba dự báo, bốn nhận diện, năm giải pháp đấu tranh” là cần thiết, cấp bách, góp phần bảo vệ Ðảng, hệ thống chính trị và Nhân dân.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Tư liệu quý từ ghi chép của người tập kết

Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra đã 70 năm, những yếu tố về lịch sử, chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, Bác Hồ thì sách báo đã đề cập. Tuy vậy, lớp hậu thế muốn tìm hiểu chi tiết vấn đề lại rất ít thông tin. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp cận tài liệu từ nhân chứng (còn lại không nhiều), từ thân nhân, từ Bảo tàng tỉnh, chúng tôi bắt gặp những trang nhật ký, ghi chép, hồi ức, qua đó giúp phần nào hình dung lại một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt này.

Tri ân vùng đất gắn liền sự kiện lịch sử cách mạng

Hướng đến kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng 9/11, thông qua vận động, Đoàn từ thiện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu về nguồn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 - 2024)

Ngày ấy chúng tôi đi

Chiến tranh kết thúc sau 21 năm, tôi kịp về sống giữa lòng mẹ như những ngày thơ bé, kịp quấn trên đầu chiếc khăn tang khi mẹ qua đời. Tôi cũng kịp nhận ra niềm hạnh phúc của đứa con được sống bên cạnh mẹ.