ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 11:12:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan man cùng hột lúa

Báo Cà Mau Rất nhiều giống lúa truyền thống ở ÐBSCL nổi tiếng thơm ngon lại mang tên những người đẹp: Nàng Quớt, Nàng Hương, Nàng Tây, Nàng Thơm, Nàng Keo, Nàng Tét, Nàng Co, Nàng Nhen, Nàng Côi, Nàng Xe, Nàng Chô…

Rất nhiều giống lúa truyền thống ở ÐBSCL nổi tiếng thơm ngon lại mang tên những người đẹp: Nàng Quớt, Nàng Hương, Nàng Tây, Nàng Thơm, Nàng Keo, Nàng Tét, Nàng Co, Nàng Nhen, Nàng Côi, Nàng Xe, Nàng Chô…  

Vì sao lại như thế? Dù có ý tìm hiểu từ lâu, nhưng tôi vẫn chưa thấy đâu một lời giải thích. Cho đến ngày nay, Nàng Thơm Chợ Ðào, Nàng Nhen Bảy Núi vẫn là những thương hiệu trong nhóm gạo ngon hàng đầu của nước ta. Nhưng rất nhiều giống lúa truyền thống khác lại đang mất dần, thậm chí chỉ còn trong ca dao:

Cây lúa bao đời gắn bó với con người ĐBSCL.         Ảnh: P.PHÚ

Ruộng gò anh cấy lúa Nàng Xe

Thấy em còn nhỏ anh ve để dành

Hơn mười năm trước, ông Lê Văn Thể (Năm Thể), một người cậu bà con của tôi ở Vĩnh Hưng, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu vẫn còn truyền giữ được giống lúa Nàng Chô, cho dù vùng này từ lâu đã chuyên canh ba vụ lúa mỗi năm với những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao.

Năm 1914, ông Lê Văn Liên (cha của ông Năm Thể) từ Bến Tre di cư vào Bạc Liêu. Trên đường trôi nổi, ông Liên có ghé qua sống vài năm ở vùng Sa Rày thuộc đất Tiền Giang, bên bìa Ðồng Tháp Mười. Khi rời khỏi xứ này, ông mang theo được giống lúa thơm ngon nhất hạng: lúa Nàng Chô.

Nàng Chô thuộc nhóm lúa mùa, có thời gian sinh trưởng kéo dài đến 8 tháng. Tháng 5 trời mưa sòng, mạ được gieo, nhưng mãi đến ra Giêng năm sau mới tới ngày thu hoạch. Quy trình canh tác lúa Nàng Chô cũng khác thường: mạ gieo trên đất đã cuốc xới kỹ lưỡng, khi được 1 tháng tuổi, mạ được nhổ và đem cấy ở khoảng cách rất thưa trên ruộng đã phát dọn sạch cỏ hay đã được trâu cày bừa. Sau chừng 50 ngày, phải bứng những bụi lúa ấy lên, rẽ tách ra cấy lại lần hai dầy chặt hơn, gọi là cấy lúa cây. Có như vậy bông lúa mới dài, hạt thon mảnh và mới cho ra một thứ gạo dẻo thơm. 

Xưa kia đồng ruộng miền Nam mỗi năm chỉ làm 1 vụ lúa, cả những vùng đất trù phú như vùng Ba Giồng, vựa lúa lớn nhất của Nam Bộ từ thời các chúa Nguyễn, nằm từ Tây Nam Sài Gòn kéo dài đến Cái Bè của tỉnh Tiền Giang ngày nay. Năm 1966, ngành Canh nông Sài Gòn cho du nhập giống lúa ngắn ngày có năng suất cao vào đồng ruộng miền Nam. Ðầu tiên là giống IR8 của Viện Lúa quốc tế Á châu IRRI, đóng tại Los Banos, Philippines. IR8 được lai từ giống lúa lùn Dee-gee-woo-gen và giống Peta cao giàn của Indonesia.

Ban đầu người nông dân miền Nam có vẻ thờ ơ vì chất lượng gạo của IR8 không ngon, họ chỉ gieo trồng để làm thức ăn cho heo, gà… Nhiều lời đồn thổi rằng nó có hại cho sức khoẻ vì phải dùng phân và thuốc hoá học khi canh tác, nên có người sau thu hoạch còn rải thử cho gà ăn, xem nó có chết hay không. Nhưng vì năng suất của IR8 quá cao, có thể đến 11 tấn/ha, gấp hơn 4 lần các giống lúa truyền thống, nên không lâu sau người ta đã hồ hởi đón nhận.

Năm 1968, Giáo sư canh nông Tôn Thất Trinh đã đặt cho nó cái tên là Thần Nông 8, từ đó nông dân gọi chung các giống lúa tăng vụ là lúa Thần Nông. Vùng Bạc Liêu, Cà Mau còn gọi là lúa Tất Nợ (trồng lúa này thì sẽ trả dứt nợ); dân An Giang lại gọi là lúa Honda, vì chỉ cần cấy một công tầm lớn (1.296 m2) là đủ tiền mua 1 chiếc Honda Dame, phương tiện đi lại thời thượng mà chỉ có dân buôn bán giàu có lúc bấy giờ mới mua nổi. Vụ mùa năm 1966, lúa Thần Nông được trồng thử tại Trung tâm Thí nghiệm lúa Long Ðịnh (thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay) nên nhiều người còn gọi nó là lúa Long Ðịnh.

Có một câu chuyện ngoạn mục về sự năng động của người nông dân Nam Bộ với giống lúa Thần Nông này. Tháng 6/1966, khi giống lúa Thần Nông hãy còn trong vòng thí nghiệm thì ông Phan Ðức Hạp, một nông dân ở vùng Kinh Năm, Rạch Giá, bằng cách móc nối riêng với 1 nhân viên của Ty Canh nông đã có được 1 kg lúa giống. Chỉ 6 tháng trong vòng bí mật, ông Hạp đã kịp nhân ra một số giống đáng kể, không chỉ cho mình mà cho cả xóm cùng trồng. Cho nên, đúng ra là giống lúa mới này còn phải qua giai đoạn trắc nghiệm địa phương, nhưng đầu năm 1967 ngành Canh nông Sài Gòn đã đưa thẳng ra sản xuất đại trà trên khắp miền Nam.

Nông dân thu hoạch lúa thủ công là hình ảnh đã dần hiếm thấy ở Cà Mau.        Ảnh: PHONG PHÚ

Khi ông Năm Thể được sinh ra trên vùng Vĩnh Hưng thì cây lúa Nàng Chô cũng đã bén rễ trên mảnh đất mà trước đó chưa lâu hãy còn là vùng đồng hoang. Khi ông được 3 tháng tuổi thì mẹ ông, sau một trận sốt rét đã không còn sữa cho ông bú. Từ đó ngày ngày ông lớn lên bằng nước cơm của gạo Nàng Chô hoà với đường chảy (một dạng đường mía thô). Cho nên, dù sau này Vĩnh Hưng đã là cánh đồng 3 vụ, hằng năm, ông Năm Thể vẫn dành ra 1-2 công đất cấy lúa Nàng Chô để ví bồ ăn dần quanh năm.

Ông còn cho biết, con khô cá bổi vùi trong bồ lúa Nàng Chô để hết năm vẫn cứ đỏ au và khi nướng lên nó có một mùi thơm riêng rất tuyệt diệu. Hằng năm, khi lúa gặt được chở về sân, ông Năm Thể vẫn tự tay lựa ra những bông lúa Nàng Chô dài nhất, hạt chắc nhất, để riêng ra, dành làm lúa giống cho mùa sau.

Nhưng rồi cậu tôi cũng không giữ mãi được hạt lúa Nàng Chô. Khi con cái ông lần lượt lớn lên, lần lượt ra chợ học hành rồi định cư sinh sống hết ở đô thị thì tuổi già cũng không cho ông ở lại với đất đai Vĩnh Hưng. Có lần nghe tôi mua mảnh đất nhỏ ở Tây Ninh, ông tới nhà với bị lúa Nàng Chô, ý muốn tôi đem trồng để giữ giống.

Nhưng khi biết mảnh đất của tôi là loại đất gò cao không thể làm ruộng, tôi thấy ông như người hụt chân chới với. Hôm ấy ông ra về với bị lúa Nàng Chô mà cho tới bây giờ tôi cũng không biết số phận của nó ra sao và cũng không lần nào dám hỏi ông. Bây giờ ông đang sống với đứa con trên Thủ Ðức. Mỗi mùa sa mưa hay trở bấc ông lại xuống tôi chơi để được nhắc về thời “lúa Nàng Chô”. Mới vài hôm trước, trời còn tờ mờ sáng, chuông cửa nhà tôi đã kêu vang. Vừa thấy tôi mở cửa, ông chìa ra bọc bông so đũa trắng muốt, kêu tôi kiếm cơm mẻ, trưa làm tô canh chua. Ông nói, hằng năm hễ so đũa trổ bông thì cũng vừa lúc lúa Nàng Chô trổ rộ.

Trong cuộc đời, 2 ông nông dân Phan Ðức Hạp và Lê Văn Thể chưa hề biết về nhau và câu chuyện của nhau. Nhưng cách ứng xử với cây lúa của 2 ông, ta có thể gặp được ở rất nhiều những người nông dân Nam Bộ./.

Nguyễn Trọng Tín

Cần sớm nâng cấp tải trọng cầu Rạch Ruộng Nhỏ

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đang từng bước chuyển mình nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Những công trình trọng điểm như cầu Sông Ông Ðốc không chỉ kết nối các tuyến đường giao thông, mà còn đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế biển, dịch vụ hậu cần nghề cá lĩnh vực chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn những "nút thắt" hạ tầng đang là rào cản trực tiếp cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp.

Ðổi thay ở lung Máng Diệc

Trận thảm sát tại lung Máng Diệc năm 1970 lấy đi sinh mạng 72 người, gồm cả dân thường và quân giải phóng. Ðây là ký ức đau thương khó quên của Nhân dân Ấp 4, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Sau 50 năm giải phóng, với sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, cùng quyết tâm vượt qua nỗi đau của người dân nơi đây, diện mạo lung Máng Diệc ngày càng khởi sắc.

Kiểm tra thực tế công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát và cải tạo mộ liệt sĩ ở U Minh

Chiều 7/5, Đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân làm trưởng đoàn đến kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa mộ liệt sĩ trên địa bàn huyện U Minh.

100 nữ đoàn viên công đoàn được khám sức khoẻ miễn phí

Từ ngày 7-8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng khám Đa khoa Thành Lợi tổ chức chương trình khám sức khoẻ cho 100 nữ đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhân Tháng Công nhân năm 2025.

Thống nhất các hoạt động chuẩn bị tổ chức Đại lễ Phật đản

Chiều nay (7/5), ông Nguyễn Văn Đen, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo, các ngành có liên quan có buổi làm việc cùng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau bàn kế hoạch tổ chức lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025.

Ðộng lực từ các nghị quyết chuyên đề

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân đã đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Trong đó, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của Huyện uỷ đã trở thành động lực mạnh mẽ cho các phong trào đạt hiệu quả thiết thực, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Lan toả yêu thương từ hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”

Trên khắp các vùng biển của Tổ quốc, nơi ngư dân ngày đêm vươn khơi giữ nghề truyền thống giữa trùng khơi sóng dữ, bên cạnh họ luôn có những người lính biển âm thầm sát cánh, sẻ chia từng khó khăn, hoạn nạn. Một trong những hoạt động đầy tính nhân văn, lan toả yêu thương và trách nhiệm cộng đồng mà Quân chủng Hải quân đang thực hiện thời gian qua chính là hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”. 

Xây dựng gần 90% nhà trong chương trình xoá nhà tạm

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, tính đến ngày 5/5, toàn tỉnh có 3.954 căn nhà đã khởi công trong tổng số 4.400 căn nhà được hỗ trợ trong chương trình xoá nhà tạm, dột nát, đạt gần 90%.

Hơn 50 triệu đồng hỗ trợ cho các gia đình bị hoả hoạn

Sáng 6/5, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Năm Căn phối hợp với UBND thị trấn năm Căn đến trao tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình bị thiệt hại nặng trong vụ hoả hoạn xảy ra vào ngày 28/3 tại Khóm 1, thị trấn Năm Căn.

Nền tảng xây dựng nông thôn hiện đại

Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 14/10/2022 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Bởi, nghị quyết này không chỉ xác định mục tiêu rõ ràng mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, phát triển kinh tế bền vững và xây dựng diện mạo nông thôn khang trang, hiện đại.