ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 17:23:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan toả dân vận khéo

Báo Cà Mau Dân vận khéo (DVK) đã trở thành phong trào thi đua của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau và có sức lan toả tích cực trong đời sống xã hội. Qua đó, khơi dậy và huy động được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, đô thị văn minh, công tác giảm nghèo ở các địa phương.

Quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo

Ðể phong trào thi đua DVK lan toả và đi vào chiều sâu, UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát động phong trào trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Hằng năm, Ban Dân vận Tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch, phát động đăng ký mô hình DVK. Việc lựa chọn nội dung đăng ký xây dựng mô hình sát với những lĩnh vực cấp uỷ, chính quyền tập trung chỉ đạo, đồng thời gắn với các phong trào thi đua khác.

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng văn bản, cụ thể hoá chỉ đạo, triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh, trao bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu, tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua Dân vận khéo giai đoạn 2020-2023.

Phong trào thi đua được triển khai dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị triển khai, lồng ghép vào các hội nghị sơ kết, tổng kết, họp chi bộ, sinh hoạt chi, tổ hội; tổ chức các cuộc họp dân; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ðặc biệt, nội dung công tác dân vận, trong đó có phong trào thi đua DVK, được đưa vào chuyên đề giảng ở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ cấp uỷ cơ sở, lớp tập huấn về công tác dân vận để triển khai thực hiện. Từ đó, nhận thức của cán bộ và Nhân dân về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của công tác dân vận nói chung, phong trào thi đua DVK nói riêng được nâng lên.

Ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết: "Sở thường xuyên phối hợp kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ gắn với công tác dân vận trong xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững; hướng dẫn tổ chức thực hiện đúng và sát tình hình thực tế, phát huy thế mạnh của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bên cạnh đó, rà soát đánh giá, xếp loại công tác dân vận chính quyền, trong đó có tiêu chí DVK đối với các sở, ban, ngành. Kiểm tra các tập thể, cá nhân có mô hình DVK hiệu quả đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen, nhằm nhân rộng và tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua DVK trong thời gian tới".

Phong phú mô hình

Thực hiện phong trào thi đua DVK giai đoạn 2020-2023, toàn tỉnh có 3.427 mô hình đăng ký cấp cơ sở, cấp huyện, thành phố và tương đương; hơn 1.000 mô hình đăng ký cấp tỉnh trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương.

Những mô hình DVK ở lĩnh vực kinh tế đã tạo thành phong trào trong phát triển sản xuất từ nhỏ lẻ sang tổ hợp tác, hợp tác xã; từ độc canh sang luân canh; tận dụng khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế để mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Mô hình trồng cây ăn trái kết hợp nuôi cá đồng của anh Trần Minh Thuận, Ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh, là một trong những mô hình được đánh giá cao. Hiện nay, anh Thuận có 500 gốc táo hồng, 100 gốc nhãn đang vào mùa thu hoạch; dưới ao nuôi cá đồng. Bình quân mỗi tháng anh thu được hơn 30 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm lợi nhuận khoảng 250 triệu đồng; đồng thời giải quyết việc làm cho 4 lao động tại ấp.

Mô hình trồng cây ăn trái kết hợp nuôi cá đồng của anh Trần Minh Thuận, là mô hình khởi nghiệp thành công được biểu dương, nhân rộng trong đoàn viên, thanh niên.

Trước đây, kinh tế chỉ trông chờ vào mấy công đất, cuộc sống bấp bênh nên anh Trần Minh Thuận đi lao động ngoài tỉnh, song vẫn không khấm khá. Qua tìm hiểu các mô hình kinh tế và được hỗ trợ vốn khoa học công nghệ 120 triệu đồng, anh mạnh dạn cải tạo diện tích đất trồng lúa, trồng thử nghiệm táo và đã thành công. Anh Thuận tâm tình: “Với vai trò là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên làm kinh tế, do Xã đoàn Khánh Hội quản lý, tôi cùng các thành viên đã xây dựng phương hướng hoạt động từ những mô hình cụ thể. Qua đó, khuyến khích đoàn viên, thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương một cách bền vững”.

Tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua DVK trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2020-2023 vừa qua, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh, nhấn mạnh, phải tiếp tục đổi mới công tác dân vận, lấy sự hài lòng, tín nhiệm của Nhân dân làm thước đo. Phong trào thi đua DVK phải thật sự thiết thực, vì cuộc sống Nhân dân, mới huy động được sức mạnh toàn dân tham gia phong trào.

Hiệu quả từ những mô hình ở lĩnh vực quốc phòng, an ninh góp phần củng cố thế trận lòng dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thượng tá Trương Thanh Phong, Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thông tin, hằng năm, Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, chọn một xã khó khăn nhất của một huyện để tổ chức các hoạt động Tết quân dân. Ðến nay đã tổ chức được 9 lần, với nhiều hoạt động như: khám chữa bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí; hỗ trợ xây tặng Nhà tình nghĩa, Mái ấm Ðồng đội, nhà Ðại đoàn kết, nhà Mái ấm tình thương; xây cầu, lộ nông thôn, nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng; tặng giếng nước khoan, tặng quà Tết, tổ chức bữa cơm ấm áp tình quân dân, với tổng kinh phí trên 37 tỷ đồng (nguồn vận động).

Ở lĩnh vực văn hoá - xã hội, các mô hình khá đa dạng, phong phú, diễn ra sôi nổi. Nhiều mô hình trở thành nền nếp, cách nghĩ, cách làm thường xuyên của tập thể, cá nhân như: phần việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, vật chất, ngày công lao động, làm tốt công tác từ thiện xã hội; vận động người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng NTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

 

Mộng Thường

 

Thu hồi đất mở rộng Cảng Hàng không Cà Mau - Người dân đồng thuận chủ trương

"Sau khi HÐND tỉnh ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau, TP Cà Mau (chủ đầu tư) tiến hành các bước theo quy định, sớm thực hiện thu hồi đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công”, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cà Mau, cho biết.

Ðảng viên đi trước, đồng bào làm theo

Chi bộ Khóm 1, thị trấn Cái Ðôi Vàm có 27 đảng viên. Trong mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ đều lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng để đảng viên nâng cao nhận thức, phát huy vai trò gương mẫu; những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, hay dư luận mới đều được đưa ra để đảng viên trong chi bộ phân tích, nhận diện đúng sai. Từ đó, có cách làm hiệu quả để ứng phó với những thông tin không chính thống, thông tin xấu, độc để định hướng dư luận.

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Ðầu năm 2025, bắt đầu đại hội chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở

Sau khi hoàn thành việc triển khai, quán triệt hướng dẫn của các ban đảng Trung ương; kế hoạch, các văn bản của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh và kế hoạch cụ thể của cấp mình tại các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ (trong tháng 9/2024), ngay trong tháng 10/2024, đảng uỷ các xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở sẽ triển khai, quán triệt các nội dung nêu trên và kế hoạch cụ thể của cấp mình. Riêng Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị phải được quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên.

Phải thấm nhuần và thực hành chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên

Quy định số 144-QÐ/TW (gọi tắc Quy định số 144) của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 9/5/2024) đã được quán triệt, triển khai và nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên (CBÐV) trong tỉnh. Quy định có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có phỏng vấn đồng chí Hồ Trung Việt, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp khó

“Kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2024 được phân bổ chi tiết tại các Quyết định số 348/QÐ-UBND ngày 28/2/2024; số 385/QÐ-UBND ngày 4/3/2024; số 390/QÐ-UBND ngày 5/3/2024 của UBND tỉnh. Hiện nay, hầu hết các công trình chỉ mới bắt đầu triển khai đầu tư nên tỷ lệ giải ngân chưa cao”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư, thông tin về kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 7 tháng năm 2024.

Cầu nối vững chắc giữa Ðảng với nông dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nông dân lao động là lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh chắc chắn của giai cấp công nhân”. Phát huy vai trò cầu nối, tổ chức cơ sở hội nông dân luôn quan tâm các vấn đề bức xúc trong Nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân ở nông thôn, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng để kích động, phát triển thành các điểm nóng chính trị - xã hội; đồng thời thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ lợi ích cho nông dân.

Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Truyền thông chính sách là quá trình trao đổi thông tin về chính sách của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp để lấy ý kiến Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội trong xây dựng, thực thi chính sách.

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Phú Tân có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó, có 9 dân tộc thiểu số (DTTS), với 3.480 người, gồm dân tộc Khmer, Hoa, Thái, Mường, Nùng, Tầy, Êđê, Dao, Lào. Với tinh thần và ý chí quyết tâm, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Phú Tân luôn đoàn kết, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững.