ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:18:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan toả năng lượng tích cực

Báo Cà Mau Ðến thời điểm hiện tại, Phú Tân là huyện đầu tiên của tỉnh Cà Mau có 100% xã về đích NTM (8/8 xã). Trong thành tựu tự hào ấy có vai trò và đóng góp quan trọng của lực lượng phụ nữ. Thông qua tổ chức hội, hội viên phụ nữ huyện Phú Tân đã đoàn kết, đồng lòng, làm lan toả nguồn năng lượng tích cực, biến những phong trào thi đua, các cuộc vận động của phụ nữ thành những công việc, mô hình đem lại kết quả thiết thực, cụ thể, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất.

Khơi dậy nội lực của phụ nữ

“Ðúng, trúng, phù hợp với thực tiễn” là phương châm triển khai các phong trào thi đua, các nhiệm vụ trọng tâm và những khâu đột phá của phụ nữ Phú Tân. Bà Phạm Lý Ba, Chủ tịch Hội LHPN huyện Phú Tân, thông tin: “Toàn huyện có hơn 18.300 hội viên phụ nữ. Chị em bằng nhận thức mới, suy nghĩ mới và thông qua công việc, hành động thiết thực trở thành nguồn lực quan trọng đóng góp vào đà phát triển chung của địa phương”.

Lấy ví dụ về cuộc vận động “5 không, 3 sạch” mà nay được nâng chất thành “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng NTM và đô thị văn minh, bà Phạm Lý Ba chia sẻ: “NTM khó nhất hiện nay là ở tiêu chí môi trường, mà đạt được tiêu chí này thì đầu tiên phải nói về vai trò của lực lượng phụ nữ. Hiện tại, có 97% chị em hội viên được công nhận danh hiệu gia đình “5 không, 3 sạch”. Ở mỗi ấp, mỗi xã đều hình thành những mô hình kiểu mẫu, mà kết quả chính là diện mạo NTM ngày càng xanh - sạch - đẹp của huyện Phú Tân”.

Các cấp Hội Phụ nữ Phú Tân tham quan mô hình “5 không, 3 sạch” tiêu biểu của gia đình bà Huỳnh Thu Thảo, ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.

Về ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, sức sống và diện mạo NTM bừng sáng khắp làng quê. Bà Huỳnh Thu Thảo, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Cái Bát, khoe: “Ở quê mình thì trước giờ bà con cũng chú ý đến nền nếp ăn ở, sinh hoạt sao cho sạch sẽ, gọn gàng. Tuy nhiên, khi tham gia sinh hoạt hội phụ nữ, chị em được chỉ dẫn thêm cách thức làm sao cho phù hợp, văn minh, tiến bộ hơn nữa. Dần dần trở thành thói quen, lề lối sinh hoạt chung của chị em địa phương. Cái lợi, sự thụ hưởng của “5 không, 3 sạch” là của chính bản thân mình, gia đình mình”.

Hội viên Võ Thị Lào, ấp Cái Bát chăm sóc vườn kiểng từ kiến thức học được khi tham gia sinh hoạt hội phụ nữ để làm đẹp không gian sống gia đình, góp phần điểm tô diện mạo NTM Tân Hưng Tây.

Nếp nhà ngăn nắp, hàng kiểng trước sân, luống hoa màu quanh nhà, ao cá, vườn dừa phía sau, với gia đình bà Thảo, không chỉ làm đẹp nhà, đẹp xóm mà còn là nguồn huê lợi đều đặn, góp phần vào sự ổn định của kinh tế gia đình. Từ việc phân loại, xử lý rác thải, bà Thảo còn tạo được nguồn phân hữu cơ để phục vụ việc trồng màu, chăm sóc hàng rào cây xanh, hoa kiểng. “Chỉ từ nguồn thu bán dừa tươi, dừa khô, nhà tôi mỗi tuần thu về khoảng 1 triệu đồng, đó là chưa kể việc bán thêm rau, cá nước ngọt. Còn thu nhập từ 2 ha vuông tôm thì coi như là phần tích luỹ để dành”, bà Thảo phấn khởi cho biết thêm.

Bà Nguyễn Thị Bé Tám, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Cái Bát, tâm sự: “NTM là phải giàu lên, đẹp lên, trong đó vai trò của phụ nữ hết sức quan trọng. Ông bà mình dạy rồi, ngó người phụ nữ trong gia đình là biết nếp nhà đó ra sao, cho nên chị em rất nỗ lực, phấn đấu để xây dựng nếp sống văn minh. Cái hay nữa là sự đồng hành chia sẻ, giúp đỡ của chị em với những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vừa là tình cảm, vừa cầm tay chỉ việc, vừa góp vốn, góp sức, vậy nên toàn ấp hiện nay gần như xoá trắng hội viên phụ nữ khó khăn”.

Nghĩa tình chị em

Qua rà soát, tỷ lệ hội viên khó khăn của Phú Tân hiện còn dưới 0,5%. “Giúp đỡ chị em phải biết chính xác hoàn cảnh, nhu cầu, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực hỗ trợ”, bà Phạm Lý Ba nhấn mạnh.

Chị Lương Thuý Kiều, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Thứ Vải B, xã Tân Hưng Tây, vẫn còn rưng rưng vui mừng khi kể về việc nộp đơn thoát nghèo. Chị Kiều chia sẻ: “Tôi khuyết tật, làm mẹ đơn thân, không đất đai, không nghề nghiệp, cứ nghĩ cái nghèo, cái khổ đeo bám suốt đời. Nếu không có sự giúp đỡ của hội phụ nữ, của chính quyền địa phương thì tôi không có được cuộc sống ổn định như hiện giờ”.

Từ sự hỗ trợ, đồng hành nghĩa tình, thiết thực của hội phụ nữ, chị Lương Thuý Kiều, ấp Thứ Vải B, xã Tân Hưng Tây đã có cuộc sống ổn định từ nghề may, tự nguyện nộp đơn xin thoát nghèo.

Bằng sự sâu sát, nghĩa tình, trách nhiệm của tổ chức hội phụ nữ địa phương, chị Kiều được tham gia các lớp học nghề may. Khi thạo nghề, chị Kiều được hỗ trợ vốn vay phụ nữ để mướn chỗ mở cửa tiệm may của riêng mình. Với thu nhập bình quân 100 ngàn đồng/ngày, cuộc sống của chị Kiều dần được cải thiện. Cuối năm 2022, chị nộp đơn thoát nghèo trong niềm vui khó tả hết bằng lời.

Bà Phạm Lý Ba cho biết: “Toàn huyện đang quản lý 65 tổ vốn vay phụ nữ, đã giải ngân cho hơn 3.500 gia đình hội viên vay với số tiền gần 107 tỷ đồng. Phát huy nội lực, tinh thần chủ động trong phát triển kinh tế, giúp đỡ chị em khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, phát triển toàn diện với tinh thần “không một ai bị bỏ lại phía sau” là quyết tâm lớn của toàn thể phụ nữ Phú Tân”.

Trong định hướng lâu dài, phụ nữ Phú Tân đặt mục tiêu lớn hơn là phải làm sao xây dựng được đời sống kinh tế của hội viên giàu mạnh, bền vững. Kinh tế tập thể do hội viên phụ nữ làm chủ đang được hình thành, nhân rộng cả về số lượng, nâng lên về chất lượng. Hiện, Phú Tân đã có 2 hợp tác xã, 9 tổ hợp tác do chị em làm chủ, nhiều mô hình, sản phẩm đã tạo ra được giá trị cả về kinh tế, thương hiệu và uy tín trên thị trường tiêu thụ.

Những phong trào, cuộc vận động như “Xây dựng người phụ nữ Cà Mau thời đại mới có kiến thức, có đạo đức, có sức khoẻ, có trách nhiệm với gia đình và Tổ quốc”; “Xây dựng người phụ nữ Phú Tân đoàn kết, nhân ái, sáng tạo, đổi mới, khát vọng vươn lên” đã được hiện thực hoá bằng thực tiễn sinh động, thành tựu cụ thể tràn đầy khí thế của phụ nữ Phú Tân hôm nay./.

 

Phạm Hải Nguyên

 

Lắp đặt Điện mặt trời áp mái giá rẻ

Hạnh phúc của cô gái "xương thuỷ tinh”

Không may mắc căn bệnh quái ác, xương thuỷ tinh bẩm sinh, nhưng em Võ Thị Huỳnh Như vẫn luôn kiên cường vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Cùng với tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bè bạn, nay em đã là sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin của Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau.

Nâng cao năng lực ban vận động khóm

Nhằm tạo điều kiện để thành viên ban vận động cơ sở trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng đô thị văn minh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa phối hợp với UBND huyện Năm Căn tổ chức Cuộc thi Nâng cao năng lực các thành viên ban vận động khóm trên địa bàn huyện năm 2024.

Ấp Mũi tự hào đi lên…

Nếu địa danh Mũi Cà Mau là mũi con tàu của Tổ quốc như Nhà thơ Xuân Diệu từng cảm tác, thì Ấp Mũi, xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển) là địa phương cuối cùng, thuộc chóp mũi của con tàu hình chữ S. Vị trí địa lý đã tạo nên một Ấp Mũi với nét đặc trưng rất riêng. Và càng tự hào hơn khi diện mạo nơi đây đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện, nâng cao; chuyển mình, góp sức cho huyện nhà tiến lên nông thôn mới, xứng tầm với vị trí đất thiêng, cùng Tổ quốc thực hiện khát vọng vươn ra biển lớn.

Ðầu tư phát triển lưới điện nông thôn

Ðể đảm bảo vận hành cung ứng điện và nâng cao chất lượng điện năng phục vụ sản xuất, đời sống người dân khu vực nông thôn, thời gian qua, Ðiện lực huyện Ðầm Dơi đã và đang triển khai các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa và chống quá tải hệ thống lưới điện. Ðây là yếu tố góp phần đẩy nhanh Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Phổ biến kỹ năng phòng chống đuối nước cho giáo viên

Tỉnh Cà Mau là địa phương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, điều này mang lại lợi thế cho phát triển kinh tế thuỷ sản, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn đuối nước, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhiều gia đình sống gần sông, kênh mương, nhưng điều kiện học bơi và trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước còn hạn chế.

Nâng cao năng lực cho cán bộ

Triển khai và củng cố năng lực cho cán bộ và người điều hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và truyền cảm hứng cho các thành viên của câu lạc bộ.

Mâm lễ thời hiện đại

Là nét đẹp trong văn hoá truyền thống ở mỗi gia đình Việt, tiệc mừng đầy tháng, tròn tuổi cho các bé luôn được chuẩn bị chỉn chu, cầu kỳ, gói trọn tình cảm của gia đình dành cho thành viên mới. Tuy nhiên, trong nhịp sống với guồng quay của công việc, không ít ông bố, bà mẹ bối rối trong việc chuẩn bị các mâm lễ, vật phẩm, từ đó các dịch vụ mâm lễ trọn gói được ra đời với nhiều sự lựa chọn, bày trí bắt mắt, sáng tạo nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống.

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Bàn giải pháp xây dựng tổ chức hội và phát triển đội ngũ cán bộ phụ nữ

Sáng 29/11, Hội LHPN tỉnh Cà Mau tổ chức Toạ đàm giải pháp xây dựng tổ chức Hội và phát triển đội ngũ cán bộ Hội LHPN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới năm 2024.

Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Sáng nay (29/11), Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau phối hợp cùng Cục bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học tổ chức tại Khách sạn Ánh Nguyệt.