ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 10:11:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan toả phong trào khuyến học, khuyến tài

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, Hội Khuyến học huyện U Minh đã triển khai thực hiện tốt công tác khuyến học - khuyến tài, từ đó khuyến khích phong trào học tập trên địa bàn ngày càng phát triển.

Ông Võ Thanh Bình, Phó chủ tịch Hội Khuyến học huyện U Minh, cho biết, công tác khuyến học, khuyến tài thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong huyện ngày càng phát triển. Trình độ văn hoá, nhận thức của người dân được nâng lên; học sinh giỏi các cấp học tăng về số lượng lẫn chất lượng; thầy và trò trong huyện đạt nhiều giải thưởng cao ở các kỳ thi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia…

Trong năm qua, Hội Khuyến học huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân đóng góp quỹ khuyến học trên 1,8 tỷ đồng để hỗ trợ các em học sinh nghèo trên địa bàn.

Ngoài ra, ở các trường học cũng tổ chức nhiều nguồn quỹ tiếp sức cho các em nghèo. Cô Huỳnh Hằng Ni, giáo viên Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh, cho biết, phong trào nuôi heo đất của liên đội được duy trì đến nay đã 5 năm. Năm học 2016-2017, nhà trường có tổng số 844 học sinh thì có đến 167 học sinh nghèo. Số tiền thực hiện phong trào nuôi heo đất trong năm để giúp đỡ các em được 18.234.000 đồng.

Bà Võ Kim Nói, Phó bí thư Huyện uỷ (thứ ba từ phải sang), cùng Câu lạc bộ Mô-tô, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh trao tặng xe đạp, tập cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh gặp khó khăn trong huyện U Minh.

Trong năm học 2017-2018, nhà trường tiếp tục phát động phong trào nuôi heo đất đến 22 chi đội với 927 học sinh tham gia, tạo điều kiện cho học sinh nghèo đến trường.

Trong năm 2017-2018, Hội Khuyến học huyện U Minh đã phối hợp thực hiện tốt các chương trình Tiếp sức đến trường. Đến thời điểm này, huyện đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ dụng cụ học tập, xe đạp, học bổng cho các em học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng (tiền mặt trên 400 triệu đồng; 195 chiếc xe đạp; 67.000 quyển tập; 275 bộ sách giáo khoa và nhiều dụng cụ học tập khác).

Ông Nhanh Thanh Tâm, nhóm trưởng Câu lạc bộ Mô-tô quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Thông qua ngành giáo dục huyện U Minh, chúng tôi cùng các thành viên trong câu lạc bộ quyên góp trao tặng 50 chiếc xe đạp, 10.000 quyển tập cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong huyện U Minh, tổng trị giá 98 triệu đồng, nhằm giúp các em bước vào năm học mới được tốt hơn".

Em Bùi Bảo Thi, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Võ Văn Tần, xã Khánh Hoà, vui mừng chia sẻ: "Được nhận xe đạp, em xem đây là món quà vô cùng quý nhằm giúp em thuận lợi hơn để đến trường. Em sẽ luôn trân trọng và giữ gìn cẩn thận để làm phương tiện đi học".

Em Nguyễn Minh Kha, học sinh lớp 6A, Trường THCS Nguyễn Văn Tố, xã Nguyễn Phích, cho biết, gia đình em thuộc diện hộ nghèo. Năm học này em được Bưu điện tỉnh Cà Mau hỗ trợ 1 chiếc xe đạp, việc đi học sẽ thuận lợi hơn.

Hiện nay, toàn huyện U Minh có 8/8 hội khuyến học xã, thị trấn và trên 45 chi hội khuyến học ở các trường học, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể... Hệ thống khuyến học phát triển mạnh đã giúp việc học hành của học sinh ngày càng thuận lợi hơn./.

Trọng Nguyễn

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).