ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 11:45:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả CCHC

Báo Cà Mau (CMO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, Trưởng đoàn kiểm tra, nhấn mạnh điều trên tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, chiều ngày 15/12. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành.

Thực hiện công tác CCHC 10 tháng năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 43 quyết định công bố 462 thủ tục hành chính (TTHC), được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định. Đến nay, số TTHC đang thực hiện tại các cấp là 1.986 thủ tục (cấp tỉnh 1.499 thủ tục, cấp huyện 323 thủ tục và cấp xã 164 thủ tục).

Đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Phó Trưởng ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau. Cùng dự có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thực hiện đơn giản hóa TTHC, toàn tỉnh có 1.485/1.986 TTHC được cắt giảm thời gian giải quyết so với quy định. Hiện nay, Cà Mau đã triển khai thực hiện toàn bộ quy trình giải quyết TTHC (gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đối với 101 TTHC, qua đó giúp cắt giảm thời giảm giải quyết, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Trong năm, toàn tỉnh có 31.096/72.257 hồ sơ được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ 43,04%. Trong đó, cấp tỉnh đạt tỷ lệ 67,89%; cấp huyện đạt tỷ lệ 28,73%; cấp xã đạt tỷ lệ 20,18%. Về kết quả giải quyết TTHC, 99,94% số hồ sơ được trả kết quả sớm và đúng hạn, theo đó mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 98%.

Vụ trưởng Vụ CCHC Phạm Minh Hùng (người ở giữa) kiểm tra công tác CCHC tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau, sáng ngày 15/12.

Cà Mau đã triển khai thực hiện thí điểm việc tổ chức bộ phận một cửa tại trụ sở làm việc của Bưu điện đối với 1 đơn vị cấp huyện và 5 đơn vị cấp xã. Toàn tỉnh có 23.131 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích; có 119.028 hồ sơ trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Tỉnh triển khai ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G) tích hợp các phân hệ, tiện ích phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giúp người dân nắm bắt nhanh chóng các quy định của pháp luật, các thông tin chỉ đạo, điều hành, các thông báo khẩn cấp từ cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, người dân có thể gửi phản ánh hiện trường các vụ việc trên địa bàn tỉnh đến cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận và xử lý. Đến nay, có 2.191 lượt người cài đặt và sử dụng ứng dụng; từ khi triển khai thực hiện đến nay đã tiếp nhận và xử lý 290 phản ánh của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

10 tháng năm 2022, toàn tỉnh có 23.131 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích; có 119.028 hồ sơ trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Người dân được hướng dẫn bấm số, đăng ký quầy giải quyết TTHC tại Trung tâm.

Tại buổi làm việc, tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định số 61/2018/NĐ-CP theo hướng Tổ chức trung tâm phục vụ hành chính công là đơn vị trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh có con dấu, tài khoản, biên chế riêng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần bổ sung nội dung và mức chi hỗ trợ cho công chức trực tiếp làm việc tại bộ phận một cửa các cấp để khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ công chức này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Văn phòng Chính phủ sớm hướng dẫn rà soát, đánh giá TTHC đáp ứng yêu cầu xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ (toàn trình, một phần). Bộ Nội vụ xem xét, đề xuất Chính phủ không thực hiện cào bằng chỉ tiêu giảm 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2021-2025 của các địa phương, riêng Cà Mau đã giảm vượt chỉ tiêu giao là 3,76%.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Phó trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, Phó trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ nhấn mạnh phải lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá hiệu quả của công tác CCHC. Thời gian tới, tỉnh cần phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế để công cuộc CCHC đạt kết quả cao, phục vụ tốt hơn nữa người dân và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Đoàn công tác sẽ tiếp thu những kiến nghị của Cà Mau, và tùy theo trách nhiệm của từng Bộ, của Văn phòng Chính phủ sẽ xem xét để có văn bản trả lời cụ thể./.

 

Thanh Phương - Hoàng Vũ

 

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.