ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 11-5-25 22:50:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lính biên phòng nơi tâm bão

Báo Cà Mau (CMO) Chủ động ứng phó bão số 16, trong suốt mấy ngày qua, cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Cà Mau đã làm việc hết mình với mong muốn giảm thiểu thiệt hại cho Nhân dân và sự an toàn cho từng lao động trên biển. Tại các đồn biên phòng, người và phương tiện luôn hoạt động hết công suất, khi gọi trực tiếp ra biển vận động thuyền trưởng, khi gọi cho chủ tàu và gia đình các thuyền viên để vận động, kêu gọi họ nhanh chóng vào nơi tránh trú an toàn.

Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Cà Mau (bìa trái) cùng Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo tỉnh Cà Mau kiểm tra công tác chống bão tại cửa biển Sông Đốc.

Cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là một trong những cửa biển có lưu lượng phương tiện ra vào nhiều nhất khu vực Tây Nam Bộ. Trong đợt tránh bão này, cửa biển Sông Đốc đảm bảo trú tránh, neo đậu cho trên 2 ngàn phương tiện trong và ngoài tỉnh.

Vì sự an toàn của dân

Trong suốt mấy ngày qua, tại các cửa biển, do ảnh hưởng của bão, thời tiết diễn biến bất thường, có mưa và không khí lạnh. Thế nhưng toàn bộ cán bộ chiến sĩ BĐBP luôn trong tâm thế làm việc hết công suất và thường trực 24/24. Từ sáng ngày 24/12, ở tất cả các trạm kiểm soát biên phòng, buổi cơm nào cũng bị nguội, anh em phải thay nhau tranh thủ thời gian để ăn chống đói và có sức làm việc. 

Thượng úy Đỗ Văn Lanh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Đốc cho biết, chạy đua với bão nên anh em chỉ thay nhau từng người vào ăn vội rồi lại ra làm việc. “Thức trắng mấy đêm nên anh em ai cũng thèm được chợp mắt, nhưng không thể nào ngủ được vì ngoài biển vẫn còn hàng trăm ngư dân chưa vào đến bờ. Không chỉ kêu gọi, hướng dẫn ngư dân vào nơi tránh trú bão mà khi vào cửa, chúng tôi còn nhanh chóng làm thủ tục nhập bến và hướng dẫn họ vào nơi neo đậu đúng nơi quy định, an toàn”, Thượng úy Đỗ Văn Lanh cho hay. 

Anh Nguyễn Văn Chinh, thuyền trưởng tàu đánh cá Bạc Liêu cho biết, mấy ngày nay anh luôn theo dõi tình hình diễn biến của bão thông qua đài duyên hải và được BĐBP kêu gọi nên ngưng hoạt động chạy vào Sông Đốc tránh trú. 

Anh Võ Văn Điền, ngư dân Sông Đốc cho biết, mấy ngày nay biển có dấu hiệu động nên đánh bắt có nhiều tôm, cá. Nhưng khi nghe BĐBP kêu gọi, thông báo và gia đình cũng liên tục gọi điện nên anh cho tàu vào bờ. “Rút kinh nghiệm từ cơn bão năm 1997, chúng tôi không dám mạo hiểm. Còn người, còn tài sản thì sẽ còn cuộc sống ấm no, vì sống ở biển luôn bám vào biển”, anh Điền trãi lòng.

Khi tàu thuyền đã vào đến cửa biển thì các tổ công tác của BĐBP trực tiếp hướng dẫn nơi neo đậu. Nhiều chủ tàu không chịu vào sâu bên trong cảng nên lực lượng làm nhiệm vụ phải cưỡng chế dời tàu.

Cán bộ chiến sĩ Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Đốc hướng dẫn ngư dân vào nơi tránh bão.

Trên bờ, các tổ công tác cũng tỏa xuống địa bàn, phối hợp cùng địa phương và các lực lượng tuyên truyền vận động Nhân dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ tài sản có giá trị. Số khác trực tiếp hỗ trợ những gia đình khó khăn, gia đình neo đơn chằng chống nhà cửa và di dời dân về các trụ sở cơ quan tránh trú. Tại các đồn biên phòng, số bà con được di dời về tránh trú lên đến vài ngàn người.

Niềm vui khi bão tan

Bà Trần Thị Sanh, ngụ Khóm 1, thị trấn Sông Đốc cho biết, gia đình bà ở gần mé biển, không có xuồng, không có xe, nhà cửa tạm bợ nên bộ đội hỗ trợ đưa vào đồn tránh bão. Tại đây, bộ đội còn lo cho mọi người được ăn uống đầy đủ. 

Nhiều người già yếu, đang có bệnh được quân y thường xuyên thăm khám, hỗ trợ. Bộ chỉ huy cũng đảm bảo cơ số thuốc có thể phục vụ Nhân dân khi cần thiết. Ngoài chăm sóc sức khỏe, cung cấp lương thực, thực phẩm và nước ngọt, các đơn vị cũng có lượng dự phòng theo chỉ đạo của cấp trên.

/uploads/Video/News/2017/12/26/160326Hỗ trợ người dân.mp4

Cán bộ chiến sĩ biên phòng hỗ trợ cụ bà Nguyễn Thị Đe, 74 tuổi, ngụ Khóm 1, về nhà sau khi lên Đồn Biên phòng Sông Đốc tránh trú bão.

Từ 20 giờ ngày hôm qua (25/12) đến sáng nay 26/12, trên địa bàn biên giới biển của tỉnh Cà Mau đều có mưa, gió và rất lạnh, vì vậy công tác tuần tra bảo vệ địa bàn và triển khai các nhiệm vụ của BĐBP càng thêm vất vả. Mặc dù mưa, gió và lạnh nhưng các tổ công tác địa bàn và các lực lượng công an, quân sự vẫn duy trì đảm bảo trật tự và bảo vệ tài sản của Nhân dân. Trên sông, các tổ tuần tra của BĐBP vẫn thường xuyên nhắc nhở ngư dân đề cao cảnh giác, đề phòng các đối tượng xấu lợi dụng trộm cắp tài sản.

Tại các nơi trú tránh, sơ tán dân, nhiều người nghe tin bão chuyển hướng đã nóng ruột đòi về lại nhà nhưng đơn vị giải thích, vận động chờ khi thời tiết thật sự ổn mới về.

Vì an toàn của bà con Nhân dân mà các anh luôn thao thức, ánh mắt luôn hướng ra biển. Các thiết bị thông tin liên lạc vẫn nối thông suốt với các chủ tàu. Niềm vui và hạnh phúc của những người nơi tâm bão chỉ xuất hiện khi bão không đổ bộ vào đất liền, tính mạng, tài sản của Nhân dân được an toàn. Bão tan, niềm vui của các anh là những chuyến tàu đầy ắp cá và sự an toàn tuyệt đối của bà con ngư dân.

Lê Khoa

Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau, cho biết, ngoài kêu gọi, thông báo, hướng dẫn các thuyền trưởng ngoài biển về nơi tránh trú và hướng đi của bão, tại các cửa biển, BĐBP còn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra vào hoạt động trên khu vực biên phòng, phối hợp các lực lượng chức năng và địa phương hướng dẫn tàu thuyền vào nơi neo đậu theo quy định. Rà soát, thống kê, kiểm đếm số lượng người, phương tiện đang hoạt động trên biển, nhất là các phương tiện đánh bắt xa bờ. Thực hiện nghiêm lệnh cấm tất cả người, phương tiện ra biển hoạt động theo lệnh của UBND tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, BĐBP cũng chủ động phối hợp địa phương và các lực lượng tại chỗ tuyên truyền Nhân dân, nhất là Nhân dân đang sinh sống ở những địa bàn xung yếu, ven biển có biện pháp di dời, đề phòng mưa dông, nước dâng kết hợp triều cường, lốc xoáy, nhất là khi bão đổ bộ vào đất liền. Làm tốt công tác chuẩn bị và có phương án xử lý tốt các tình huống xảy ra khi có bão đổ bộ. 

 

Diệu kỳ Đá Bạc

Một ngày tháng Tư, chúng tôi xuôi về Ðá Bạc. Gọi nơi đây là cảnh tiên ở Cà Mau cũng không hề quá. Ðơn giản là hòn Ðá Bạc đẹp thơ mộng, địa thế lại gần bờ, với những ngọn đồi đá kỳ thú, ngoạn mục nhô lên khỏi mặt biển xanh ngắt, sóng vỗ rì rào quanh năm. Người xa về Cà Mau lần đầu, hay cả những người ở tại Cà Mau nữa, chỉ cần nhắc tới hòn Ðá Bạc đều chộn rộn cảm xúc khó tả, thôi thúc và lưu luyến.

Cần nguồn lực nạo vét cửa biển

Khai thác, đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.

Một ngày làm chiến sĩ

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 71 năm chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025); 84 năm ngày thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Tiểu học Trí Phải Tây (huyện Thới Bình) phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Chỉ huy Công an, Hội đồng Ðội, Trạm Y tế xã Trí Lực tổ chức hoạt động “Một ngày làm chiến sĩ”, có hơn 100 học sinh của trường tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này.

Trung Ðoàn 1 - U Minh - Ba lần được phong tặng danh hiệu anh hùng

Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính kiên cường của Trung đoàn 1 - U Minh năm xưa đã trở về mảnh đất Cà Mau thân thương. Chính tại cái nôi này, với sự chở che, đùm bọc nghĩa tình của Nhân dân, Trung đoàn đã lớn mạnh, lập nên chiến công hiển hách và 3 lần vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (vào các năm: 1973, 1975, 1989).

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4, tại TP Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.

Lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Được thành lập vào ngày 23/8/1945, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau ra đời trong khí thế cách mạng sục sôi của toàn dân tộc, gắn liền với bước trưởng thành mạnh mẽ của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương.

Vì Nhân dân phục vụ

Ðồng hành cùng sự phát triển của địa phương, lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh tích cực chung tay cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp thực hiện chương trình nhân văn: xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Những mái nhà vững chãi được dựng lên không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn là biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết quân - dân, tinh thần vì Nhân dân phục vụ.

Thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK 1

Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau vừa tháp tùng cùng Đoàn công tác số 11, do Chuẩn đô đốc Lê Bá Quân, Tư lệnh vùng 2, Quân chủng Hải quân, làm Trưởng đoàn, đến thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK 1.

Ðầu tư hạ tầng bảo vệ bờ biển, ngăn triều

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao từng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất, hạ tầng các công trình, nhất là đường giao thông bị hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông... Do đó, đây là loại hình thiên tai cần chủ động phòng từ sớm, từ xa.

Vùng đệm tăng cường bảo vệ rừng

Hằng năm, cứ bước vào cao điểm mùa khô, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng lại căng mình canh lửa. Ngoài lực lượng trực tiếp túc trực, người dân vùng ven lâm phần được xem là nhân tố quan trọng canh lửa trong phòng tuyến canh lửa từ sớm, từ xa.