ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 09:01:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lợi bất cập hại khi cho trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ

Báo Cà Mau Không thể phủ nhận những lợi ích từ thiết bị công nghệ điện tử đã đem lại cho đời sống tinh thần con người trở nên phong phú hơn, nhưng ít ai nghĩ rằng khi cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thiết bị công nghệ thì lâu dần chính sự chủ quan này dẫn đến những tác hại không tốt ở trẻ.

Khác với hình ảnh trẻ em ngày xưa gắn liền với những trò chơi dân gian như ăn ô quan, nhảy lò cò, bắn bi thì trẻ em ngày nay lại “sành điệu", "đẳng cấp” trong việc sử dụng thành thạo những chiếc smartphone, laptop với vô số những trò chơi, ứng dụng hấp dẫn.

Với những thiết bị tầm trung từ điện thoại, laptop, người chơi có thể dễ dàng tải về vô số ứng dụng đã được lập trình, trẻ lập tức bị thu hút bởi giao diện, tiện ích, trò chơi. Ngoài giải trí, việc sớm tiếp xúc với thiết bị công nghệ còn giúp ích cho trẻ trong học tập, cập nhật những thông tin kiến thức mới, phát triển kỹ năng về tư duy và ngôn ngữ.

Chỉ 6 tuổi nhưng cháu Mơ có thể thuộc nhiều bài hát tiếng Anh và kể chuyện cổ tích rất bài bản. Mẹ cháu, cô Nguyễn Phương Thuỳ, giáo viên Trường Mầm non Sơn Ca, hào hứng: “Nhận thấy học tiếng Anh sớm rất có lợi cho việc học tập, nên thường dạy tiếng Anh trên điện thoại cho cháu. Cháu rất thích thú và hợp tác hơn so với việc học trên sách vở, việc học có kèm âm thanh và hình ảnh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn. Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, điện thoại được trang bị nhiều ứng dụng hay và bổ ích, việc tập cho trẻ vừa chơi vừa học trực tiếp trên máy tính hay điện thoại không còn quá khó nữa, trên lớp tôi vẫn thường áp dụng phương pháp này để dạy, hiệu quả vô cùng”.

Trẻ chỉ ăn và ngoan ngoãn khi trên tay là những chiếc smartphone, điện thoại.

Không thể phủ nhận những lợi ích từ thiết bị công nghệ điện tử đã đem lại cho đời sống tinh thần con người trở nên phong phú hơn, nhưng ít ai nghĩ rằng khi cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thiết bị công nghệ thì lâu dần chính sự chủ quan này dẫn đến những tác hại không tốt ở trẻ.

Cô Trần Ngọc Huyền, giáo viên Trường Mầm non Hương Tràm, chia sẻ: “Không ít phụ huynh vì muốn tập cho con tính tự lập trong việc học và vui chơi đã không tiếc mua sắm thiết bị điện thoại đắt tiền, đa phần họ cho rằng việc con tiếp xúc sớm với smartphone, laptop, ti-vi… trẻ sẽ trở nên thông minh, phát triển trí não. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tiếp xúc sớm với công nghệ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Trẻ có thể nằm hay ngồi hàng giờ trên máy tính, ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì tăng cân…”.

Chưa dừng lại ở đó, thói quen chỉ tập trung và chơi với điện thoại, máy tính, ti-vi sẽ khiến trẻ ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Không ít trẻ mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu, tự kỷ, tự nhốt mình vào trò chơi của thế giới ảo.

Một vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh chưa chú ý lắm là phải bảo vệ mắt cho trẻ khi tiếp xúc với màn hình điện tử. Việc phải hoạt động lâu và gần với màn hình thiết bị sẽ gây hại, tổn thương đến mắt trẻ. Một minh chứng cho tác hại này là số lượng trẻ em bị cận thị khi tuổi còn quá nhỏ ngày càng tăng cao. Chị Phạm Thị Trang, Phường 5, TP Cà Mau, tâm sự: Cháu nhà chỉ mới học lớp 3 nhưng mắt đã cận 3 độ, việc phải mang 1 chiếc kính dày, nặng khiến cháu trở nên mệt mỏi và lệ thuộc vào kính.

Những trò chơi, phim mang tính bạo lực, thắng thua tác động mạnh đến tâm lý trẻ, khiến trẻ trở nên hung hăng và bạo lực, ý chí chiếm hữu cao. Anh Lê Út Em, Phường 6, TP Cà Mau, bày tỏ: "Tôi thật sự lo lắng khi chứng kiến con mình như trở thành một người khác. Cháu vốn dĩ rất hoạt bát và nghe lời nhưng gần đây trở nên lầm lì ít nói hẳn, trong một lần chơi game, vì để thua nên cháu tức giận đập và hất tung cả bàn phím máy tính. Việc tiếp xúc lâu dần với máy tính khiến cháu trở nên cáu gắt và mệt mỏi, thường nói mớ và la hét trong giấc ngủ".

Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để chơi và dạy dỗ trẻ, đừng biến con trẻ trở thành “tín đồ” của công nghệ khi tuổi còn quá nhỏ. Cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thật khoa học và hợp lý, quản lý chặt chẽ nội dung, thời gian, kết hợp đan xen giữa vận động trí óc và vận động thể lực để trẻ có sức khoẻ lành mạnh. Hãy để những thiết bị công nghệ thực sự hữu dụng như cách con người đã sáng chế ra để phục vụ cho đời sống thêm tiến bộ hơn./.

Bài và ảnh: Yến Nhi

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).