ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:38:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm mùa nắng nóng

Báo Cà Mau Vào mùa nắng nóng, độ ẩm và nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, vi sinh vật phát triển mạnh khiến thực phẩm nhanh bị ôi thiu. Do đó cần có biện pháp lựa chọn và bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Mùa nắng nóng nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi…   

Nên lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bày bán ở các cơ sở có uy tín. Thực phẩm sau khi mua cần sơ chế sạch sẽ, chia thành từng phần đủ nhu cầu sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ phù hợp. Không nên dự trữ thực phẩm quá nhiều và quá lâu vì dễ gây hư hỏng mà chất chất khi sử dụng. Thịt cá tươi sống nên sơ chế và rửa sạch rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Thực phẩm cần sơ chế kỹ trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. (Ảnh: Internet)

Với rau xanh, cần nhặt bỏ gốc và lá sâu, cho vào túi đựng thực phẩm bọc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay thì không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ. Các loại rau cải, rau lá xanh không nên để quá 1 tuần, tốt nhất là dung trong vòng 3 ngày kể từ lúc mua.

Trong mỗi bữa ăn, nên chế biến thức ăn vừa đủ sử dụng, hạn chế thức ăn sống hoặc chưa nấu chín kỹ như tái, gỏi cá, tiết canh… Đối với thức ăn thừa cần bảo quản trong các hộp có nắp đậy kín. Khi cần sử dụng lại phải hâm nóng, đun sôi. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn có mùi lạ hoặc ôi thiu.

Thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng của tổ chức Y tế Thế giới trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

- Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kĩ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm tránh rả đông rồi làm đông lại.

- Nấu chín kỹ thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

- Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi nấu vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

- Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 giờ cần giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dung lại.

- Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chin dung lại sau 5 tiếng phải được đun nóng kĩ lại.

- Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chin và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chin có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

- Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.

- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đũa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên

- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn.

- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dung nấu ăn cho trẻ nhỏ.

Minh Anh (tổng hợp)

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.