ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 09:02:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mái ấm gia đình

Báo Cà Mau Bao đời nay, khi con cái đến tuổi trưởng thành, người cha, người mẹ nào cũng mong mỏi đến ngày con mình yên bề gia thất, có mái ấm gia đình làm nơi nương tựa, chở che. Bởi, gia đình chính là khởi nguồn của sự sống, là nơi sinh ra bao thế hệ. Và khi có mái ấm gia đình, dường như người ta mới biết chăm lo, vun vén, chín chắn, trưởng thành hơn.

Bao đời nay, khi con cái đến tuổi trưởng thành, người cha, người mẹ nào cũng mong mỏi đến ngày con mình yên bề gia thất, có mái ấm gia đình làm nơi nương tựa, chở che. Bởi, gia đình chính là khởi nguồn của sự sống, là nơi sinh ra bao thế hệ. Và khi có mái ấm gia đình, dường như người ta mới biết chăm lo, vun vén, chín chắn, trưởng thành hơn.

Ðồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn

Nhắc đến gia đình anh Chín Phong (Lê Thanh Phong, Khóm 5, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời), mọi người trong vùng đều thương yêu, quý trọng. Không phải nổi tiếng vì gia đình giàu có bậc nhất, cũng chẳng nhà cao cửa rộng nhưng gia đình anh Chín Phong luôn gắn liền với 2 chữ “gương mẫu”. Gương mẫu từ chăm lo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, đến việc học hành của con cái, vợ chồng sống yêu thương, hoà thuận, hạnh phúc. Anh Chín Phong là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, còn vợ anh, chị Phan Thị Út là tấm gương phụ nữ điển hình cấp huyện, cấp tỉnh.

Ðồng vợ đồng chồng, gia đình anh Chín Phong thoát nghèo, đời sống ngày càng phát triển.

Nghe kể về những năm gian khó, khổ cực của gia đình anh, càng hiểu rõ câu nói “Ðồng vợ đồng chồng tát biển Ðông cũng cạn”. Ðất đai không nhiều, chỉ có 31.000 m2 đất cha mẹ để lại, nhưng nhờ giỏi tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó, vợ chồng anh đã biến mảnh đất hoang thành mô hình đa cây, đa con đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhưng niềm tự hào lớn nhất của vợ chồng anh Chín Phong không phải khoản thu nhập trăm triệu mỗi năm mà là 4 đứa con ngoan, học giỏi. Nói đến con cái, ánh mắt anh nông dân ngoài 50 tuổi rạng ngời hạnh phúc: “Vợ chồng tôi đều có chung suy nghĩ là phải chăm lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Cho con đất đai, tiền bạc cũng không bằng cho con tri thức để vào đời. Ðời chúng tôi chịu thiệt thòi cũng vì chữ nghèo, vì vậy, đến đời con, vợ chồng tôi muốn chúng nó không thua thiệt. Tôi mừng lắm, vì trong số 4 đứa con có 2 đứa đã tốt nghiệp đại học. Ðứa tốt nghiệp loại giỏi được trường giữ lại đào tạo học lên cao học ở Cần Thơ. Ðứa đang học bằng 2 ngành Thú y. Con trai út chuẩn bị vào lớp 9, chỉ có đứa lớn là học nghề”.

Những năm nghèo khó, cùng lúc nuôi 2 con học đại học, mọi người thấy nhà anh toàn cài cửa, vì suốt ngày vợ chồng lo cặm cụi ngoài đồng ruộng, kiếm từng đồng tiền gởi lên cho con. Chồng tưới nước thì vợ nhổ cỏ, ngày nắng cũng như mưa, vợ chồng anh luôn chia sẻ công việc cùng nhau.

Theo quan điểm của anh Chín Phong, để xây dựng gia đình hạnh phúc, vợ chồng cần có 4 chữ “đồng tâm hiệp lực”. Anh Chín Phong tâm sự: “Vợ chồng phải biết chia ngọt sẻ bùi, yêu thương nhau xuất phát từ cái tâm. Những lúc bất đồng ý kiến, vợ nói tôi nghe và ngược lại. Vợ chồng phải biết thấu hiểu, lắng nghe nhau thì mới sống hoà thuận”.

Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu…

Vừa phải bươn chải kiếm từng đồng tiền lo cuộc sống gia đình vừa chăm lo nhà cửa, bếp núc, giặt giũ quần áo là những gì người quen hay nói đến anh Phạm Văn Thừa (ở ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời). Bên bộ ván bạc màu, cũ kỹ, anh Thừa tâm sự: “Sau khi sinh cháu Anh Thư, vợ tôi phát hiện bị bệnh ung thư máu. Lúc 3 tuổi, con tôi lại bị bệnh…”.

Nỗi đau cứ dồn dập kéo đến, anh Thừa tưởng chừng như gục ngã. Thương vợ, thương con, anh Thừa tự nhủ lòng: “Thôi đành chấp nhận số phận. Vợ, con đã chịu thiệt thòi thì mình phải yêu thương nhiều hơn, là chỗ dựa để họ vượt qua bệnh tật”.

Căn bệnh hành hạ cùng những lúc điều trị mệt mỏi nên sức khoẻ vợ anh ngày càng giảm sút. Ðể vợ yên tâm trị bệnh, giữ gìn sức khoẻ, mọi công việc trong nhà anh Thừa đỡ đần tiếp vợ. 8 năm nay, anh vừa là trụ cột gia đình, vừa là người lo cơm nước, quần áo, đưa đón con đến trường.

Gia tài chỉ có 2 công ruộng, để trang trải cuộc sống, anh phải làm thuê làm mướn theo thời vụ. Thế nhưng, thu nhập chẳng đủ lo cuộc sống hằng ngày, vì vậy, để có tiền chữa trị cho vợ, con mỗi tháng, anh Thừa phải vay mượn khắp nơi. Cuộc sống gia đình lúc nào cũng xoay quanh chữ nợ nần. Khó khăn là thế nhưng anh Thừa quyết không bỏ cuộc. Bởi, với anh: “Một ngày là vợ chồng thì suốt đời là vợ chồng. Huống chi bị bệnh hiểm nghèo, vợ, con mình là người thiệt thòi nhất”.

Bệnh tật, nghèo khó nhưng gia đình ấy vẫn có tiếng cười, có niềm hạnh phúc nho nhỏ. Anh Thừa chân tình: “Thấy vợ, con khoẻ mạnh là mình thấy vui rồi, chỉ cầu mong mình có sức khoẻ để lo cho gia đình!”.

Qua câu chuyện của anh Chín Phong, anh Thừa càng thấy trân quý hơn chữ gia đình. Xây dựng mái ấm gia đình ấm no, hạnh phúc là góp phần để xã hội ngày thêm văn minh, phát triển./.

Bài và ảnh: Minh Ngọc

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.