ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 20:39:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mãi vang vọng một thời hoa lửa

Báo Cà Mau Nếu bộ đội Phòng không Không quân đánh thắng “giặc trời” bằng sức mạnh tiêm kích của pháo phòng không, bộ đội Bộ binh tiêu diệt địch trên địa hình rừng núi, thì có một đội quân chuyên biệt tiêu diệt địch ở chiến trường sông, biển. Đó là cán bộ chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam - những người được mệnh danh là “rái cá” trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc.

Nếu bộ đội Phòng không Không quân đánh thắng “giặc trời” bằng sức mạnh tiêm kích của pháo phòng không, bộ đội Bộ binh tiêu diệt địch trên địa hình rừng núi, thì có một đội quân chuyên biệt tiêu diệt địch ở chiến trường sông, biển. Đó là cán bộ chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam - những người được mệnh danh là “rái cá” trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc.

Đặcc công nước diệt giặc trời

Chúng tôi tìm gặp 2 “rái cá” đã giành suốt thời gian tuổi trẻ của mình cho những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến đấu, đánh đuổi tàu Maddox và máy bay Mỹ xâm phạm lãnh hải, vùng trời Việt Nam vào đầu năm 1964. Ông là Phó Ðô đốc Ðỗ Xuân Công, nguyên Tư lệnh Hải quân và Anh hùng LLVT Nhân dân, Ðại tá Hoàng Kim Nông.

Phó Đô đốc, nguyên Tư lệnh Hải quân Đỗ Xuân Công chiến đấu trên con tàu 161 trong trận chiến đấu ngày 5/8/1964. (Tác giả chụp lại từ ảnh tư liệu).

Chúng tôi đến nhà Phó Ðô đốc, nguyên Tư lệnh Hải quân Ðỗ Xuân Công, trên đường Mê Linh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Vị tư lệnh vẫn tác phong nhanh nhẹn như thời quân ngũ. “Trận chiến đấu thì nhiều lắm, nhưng lịch sử hải quân có 2 trận oanh liệt nhất là chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 và giải phóng Trường Sa năm 1975”, vị tư lệnh khẳng định như vậy khi tôi hỏi trận đánh tiêu biểu của Hải quân Việt Nam trong lịch sử.

Hớp ngụm trà nóng, ông Công bắt đầu câu chuyện bằng ánh mắt tự hào: “Trận chiến ngày ấy đã 51 năm rồi nhưng vẫn in đậm trong ký ức tôi. Ngày ấy nói đi đánh giặc là hăng hái lắm, nhất là vừa lái tàu, vừa bắn máy bay thì có kiêu hãnh nào hơn”.

Ông Công kể lại, sau thành lập được 9 năm, lúc đó Quân chủng Hải quân còn non trẻ. Lực lượng chưa đầy đủ, vũ khí trang bị còn thô sơ. Cục diện chiến trường lúc đó vô cùng cam go, ác liệt; nhất là sau cuộc đảo chính Ngô Ðình Diệm ngày 1/11/1963, vấn đề Việt Nam ngày càng trở nên nóng bỏng đối với giới cầm quyền Mỹ. Chúng vạch ra kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, leo thang ra miền Bắc hòng ném bom Thủ đô Hà Nội. Bằng những kế hoạch nham hiểm như tăng cường do thám bằng máy bay chiến lược U2, thả biệt kích trà trộn vào các làng mạc, bắt cóc người dân miền Bắc để khai thác tin tức tình báo, sử dụng các đội nhảy dù phá hoại và tổ chức các cuộc tiến công của biệt kích từ hướng biển.

Ðặc biệt, ngày 2/8/1964, Mỹ đã dùng tàu khu trục Maddox tuần tiễu ven biển miền Bắc để làm hậu thuẫn cho hải quân nguỵ đánh phá các đảo và vùng dân cư ven biển các tỉnh Khu 4 cũ. Trước tình hình ấy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã quyết định thành lập Sở Chỉ huy tiền phương ở sông Gianh, Quảng Bình. Ðây là nơi cung cấp lực lượng chiến đấu và lương thực thực phẩm cho chiến dịch. “Lúc đó tôi là tiểu đội trưởng hàng hải trên tàu 161. Ngày 5/8/1964, tàu chúng tôi đang trực tại Cảng Sông Gianh thì nhận được mệnh lệnh tiếp nhận đạn dược và sẵn sàng rời bến. Bằng linh cảm người lính, tôi biết chiến sự sắp xảy ra. Tôi vội vác quả bom chìm từ kho đặt vào giá cố định. Ðúng lúc đó thì tàu kéo còi báo động, lệnh tàu rời bến khẩn cấp. Tôi vọt lên đài chỉ huy lái tàu theo lệnh thuyền trưởng”, ông Công nhớ lại.

Ðúng như dự đoán của sở chỉ huy, khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, hàng loạt máy bay Mỹ chia thành nhiều tốp ném bom xuống sông Gianh hòng “diệt tận gốc, móc tận rễ bọn rái cá”. Nhưng với tinh thần chiến đấu anh dũng, gan dạ, kiên cường, các chiến sĩ trên tàu 161 đã quyết tâm diệt giặc trời. “Khi nghe tiếng máy bay gầm rú, chúng tôi ra vị trí chiến đấu. Lúc đó chẳng ai sợ bom đạn. Cứ có tiếng máy bay là lên mâm pháo, có lệnh là xách súng lao ra tìm địa vật nhằm máy bay địch, bắn. Trận chiến đấu ấy ta bắn cháy 2 máy bay, nhiều đồng đội đã hy sinh”.

Ông Công mắt rưng rưng nhìn ra khoảng trống trước nhà, rồi nhìn lên tấm ảnh thời khoác áo chiến sĩ: “Tấm ảnh này lúc đó tôi mang quân hàm hạ sĩ lái tàu 161. Ðó là những ngày đẹp đẽ nhất của đời lính biển. Chỉ tiếc rằng, ngày ấy không được chiến đấu nhiều hơn nữa. Thời hoa lửa qua rồi, nhưng khí thế chiến đấu thì vẫn nguyên vẹn như mới hôm qua”, giọng ông Công tự hào kiêu hãnh.

 Đời trai bất tử trên sóng nước

Ngay kế nhà ông Công là nhà Ðại tá Hoàng Kim Nông - người anh hùng đặc công tiêu biểu “diệt giặc trời” trên vùng biển Lạch Trường, Thanh Hoá. Trở về cuộc sống đời thường, hành trang của vị anh hùng là cái la bàn từ dẫn và đau đáu tình yêu thương dành cho đồng đội. “Anh hỏi về trận chiến trên con tàu 187 làm tôi sống lại một thời trai trẻ trên sóng nước”, vị đại tá ngẩng cao đầu nói như vậy khi tôi hỏi về chuyện ông cùng đồng đội chiến đấu trên con tàu 187 bị Mỹ bắn phá bao lần bom đạn năm 1964. Ký ức một thời máu lửa của vị anh hùng tràn về bằng những lời kiêu hãnh: “Lúc đó mình là chiến sĩ hàng hải của tàu. Nhưng khi chiến đấu thì sẵn sàng tiếp đạn cho pháo thủ chiến đấu hăng hái lắm. Luôn sẵn sàng hy sinh”.

Gần 60 năm qua, bà Sen, vợ Ðại tá Hoàng Kim Nông, luôn tự hào về chồng là người anh hùng dũng cảm. Mỗi lần có nhà báo đến hỏi chuyện chồng, bà Sen lại xúc động rơi nước mắt. Từ lâu, bà có ý thức lưu giữ những kỷ vật đã gắn bó với ông suốt thời trai trẻ cầm súng chiến đấu. Cầm trên tay cuốn album, bà Sen tự hào: “Thời trai trẻ của ông nhà tôi tất cả lưu giữ ở đây. Chúng tôi đều cất rất cẩn thận coi như vật quý. Con cháu đều tự hào về ông ấy”.

 Lần từng tấm ảnh như tìm về ký ức. Ông Nông dừng lại tấm ảnh có hình con tàu 187, phân trần: “Bằng chứng còn đây, đó là những tháng ngày đẹp nhất. Ngày 5/8/1964, tàu 187 chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ tại Hòn Ngư, Nghệ An. Thuyền trưởng lúc đó là anh Lê Xuân Tiếu. Lúc 12 giờ 20 phút, chúng tôi đang nghỉ trưa thì bỗng nghe tiếng kẻng liên thanh báo động. Lệnh anh Tiếu từ đài chỉ huy hô to: “Toàn tàu báo động chiến đấu.

Các vị trí khẩn trương triển khai đội hình!”. Tôi nghe xung quanh tiếng bom địch dội ầm ầm. Trên bầu trời lúc đó xuất hiện tốp máy bay địch bổ nhào ném bom. Tình huống quá bất ngờ và nguy hiểm. Nhanh như cắt, chúng tôi nổ súng ngay. Nhiều chiến sĩ quyết tâm giữ vững trận địa, không rời vị trí chiến đấu dù bị thương nặng ngay trên tàu”.

Ðại tá Nông dừng lại giây lát để kiềm xúc động. “Lúc đó bom Mỹ dội xuống dầy mặt biển Hòn Ngư, vậy mà anh Tiếu vẫn điều khiển con tàu vững chắc và cùng anh em chiến đấu. Anh ấy bị thương, máu chảy đầm đìa, tay phải gần như rời thân người. Ðể lái tàu, anh ấy đã dùng băng treo tay phải lên trước ngực, tay trái cầm điều khiển tàu luồn lách, tránh bom địch. Binh nhì Nguyễn Văn Vinh chưa đầy 1 tuổi quân, đã băng mình dưới làn lửa đạn của địch để cấp cứu thương binh, tiếp đạn cho đồng đội, tàu bị trúng đạn, Nguyễn Văn Vinh đã khẳng khái nói với thuyền trưởng: "Tàu còn thì tôi còn, thuyền trưởng cho tôi ở lại chiến đấu đến cùng". Câu nói của Vinh đã thể hiện tinh thần tất cả vì con tàu thân yêu”.

Tiễn đồng đội dưới bom đạn quân thù

  Phút giây xúc động chen lẫn niềm kiêu hãnh khiến Ðại tá Nông nghẹn lại. Ông nhấp thêm ngụm trà nóng rồi bảo: “Mỗi lần nhắc về đồng đội cũ lại thấy thương nhớ quá. Hơn nửa thế kỷ rồi, những ký ức ngày ấy vẫn vẹn nguyên, chưa hề phai nhạt”.

Ðoạn, ông kể tiếp. Khi ấy ông làm nhiệm vụ tiếp đạn cho vị trí pháo số 3 phía trước. Trước những đợt bom, pháo đầu tiên của địch, thuyền trưởng Lê Xuân Tiếu vừa cho tàu chạy linh hoạt tránh bom, vừa hô hào anh em giữ vững vị trí. Nhưng sang đến đợt thứ 2, đài chỉ huy tàu bị 1 quả tên lửa của địch bắn trúng. Rồi quả tên lửa nữa nhè đúng khoang máy của tàu 187 bắn. Ðường ống dầu bục ra, bén lửa cháy bùng bùng.

Thượng sĩ Cao Viết Thao, cơ điện trưởng, vội ôm bình cứu hoả nhảy xuống. Toàn thân Thao như bó đuốc xông vào bịt được lỗ thủng ống dầu cứu nguy cho cả con tàu. “Trận chiến mỗi lúc một ác liệt. Anh Ðoàn Bá Ký lúc đó giữ chức Chính trị viên tàu 187 chạy đi chạy lại như con thoi động viên anh em. Anh vỗ vai tôi: “Cậu lính trẻ mới tuổi 19, bình tĩnh nhé!”. Anh vừa dứt lời, tôi như nghe tiếng đổ ịch đằng sau. Anh trúng đạn mất rồi. Mắt anh vẫn mở nhưng nước mắt đã trào ra. Môi anh mấp máy như muốn nói điều gì. Tôi ghé sát tai anh mà không sao nghe được. Tôi tin, anh đang nhắc anh em hãy cố gắng giữ tàu”, ông bùi ngùi.

Ðại tá Nông nhìn ra khoảng sân trước nhà và tiếp tục câu chuyện: “Sau đó, chợt 1 tiếng nổ chớp loè. Cả đội hình pháo chúng tôi bị hất văng. Bằng, Thuận hy sinh. Hy, Bê bị thương nặng, còn tôi bất tỉnh. Khi tôi tỉnh dậy đã thấy mình nằm gọn trong gầm bệ pháo, toàn thân đầy máu, quần áo rách tươm. Chiến sĩ ra-đa Nguyễn Thanh Hải hỏi tôi: “Mầy có việc gì không?”. Tình huống cực kỳ bi thương. Phía bên kia mạn tàu, chiến sĩ Thiệp 1 tay ôm trán giàn giụa máu, 1 tay liên tục siết cò, cả người tì vào bệ pháo. Băng vết thương cho Thiệp xong, tôi lên buồng lái ôm vô lăng điều khiển tàu thay cho chiến sĩ Cẩn cũng vừa bị thương đổ gục. Lúc này chiến sĩ ra-đa Nguyễn Thanh Hải bị trúng bom nằm gần bệ pháo. Chúng tôi đỡ anh lên, chỉ còn nghe được tiếng thều thào: “Dựng tôi dậy cho tôi nhìn Tổ quốc lần cuối” rồi nhắm mắt ra đi. Một chiến sĩ trẻ đã đỡ anh nằm thẳng lại. Chúng tôi đứng lặng nhìn anh nằm trên bệ pháo. Cuộc tiễn đưa dưới bom đạn quân thù”.

Giọng Ðại tá Nông nghẹn lại, chùng xuống. 51 năm trước, ông khóc để tiễn đưa đồng đội trên tàu. Và hôm nay, sau 51 năm, giọt nước mắt của người anh hùng đặc công nước thêm lần nữa khóc thương cho những đồng đội thân yêu. Giọt nước mắt xen lẫn nỗi đau và niềm kiêu hãnh./.

Mai Thắng

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.

“Chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú - Dấu xưa một thời

Trong hành trình tìm về quá khứ, có những việc tuy ngoài sách sử, nhưng lại đậm sâu trong ký ức nhiều người. Ðó cũng là câu chuyện về “chùa Cộng sản” ở làng Thạnh Phú, nay thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Những ngày tháng Ba của mùa Xuân đại thắng

Nửa thế kỷ đã qua kể từ mùa Xuân đại thắng 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước thống nhất, kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến của dân tộc chống lại đế quốc sừng sỏ và bè lũ tay sai. Tháng 3/1975 là “đêm trước” của ngưỡng cửa chiến thắng. Cục diện chiến trường chuyển biến mau lẹ; không khí cách mạng dâng cao sục sôi; cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo bằng tất cả ý chí, niềm tin, sức mạnh của Đảng ta, để toàn dân tộc cùng nhau kề vai chung sức, chớp lấy thời cơ, làm nên một chiến thắng vang dội, hào hùng, bất tử.

Thân thương hai tiếng Cà Mau

Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.

Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng - Lịch sử không thể lãng quên

Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.

Bến Dựa một lần về

Bến Dựa chỉ là một đoạn sông ngắn, hằng ngày cần mẫn làm người trung chuyển đưa nước lớn về ngã ba Cái Đuốc, ngọn Cái Ngay; tiễn nước ròng ra Cái Nháp, đổ ra ngã ba Tam Giang, xuôi về biển cả. Khu rừng bên bờ Đông Bến Dựa nơi cơ quan Huyện uỷ Tư Kháng (Đầm Dơi ngày nay), làng rừng Huỳnh Ngọc Điệp tồn tại.

Chiều Sài Gòn

Tựa bài viết “Chiều Sài Gòn” nghe như chơi vơi, rất xưa, bởi Sài Gòn - Gia Ðịnh đã có hơn 300 năm tuổi, thì đồng nghĩa cũng có hơn một triệu buổi chiều. Nhưng “Chiều Sài Gòn” tôi viết đây chỉ là chiều 30/4/1975, buổi chiều đầu tiên “Sài Gòn ơi ta đã về đây” như lời bài hát một thời có sức hút mạnh mẽ.

Huyền thoại biệt động thành Cà Mau

Thị xã Cà Mau những năm cuối thập niên 1950, dưới chế độ Mỹ - Diệm, không khí ngột ngạt bởi những cuộc càn quét, bắt bớ. Đám cảnh sát mật vụ, lính bảo an lùng sục khắp nơi, ráo riết truy lùng những người kháng chiến cũ, những người mà chúng nghi là "Việt cộng nằm vùng".