ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 02:39:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mát lòng giữa hạn

Báo Cà Mau “Ðất nhiễm phèn nặng, thêm nắng hạn, mùa màng thất trắng. Bà con khá giả vùng này từng nỗ lực khoan giếng, vét ao tìm kiếm nước ngọt cứu cây trồng, gia súc, nhưng cố gắng cách mấy cũng vô vọng. Là ấp nghèo của xã, Ấp 4 giờ đúng với cái tên người dân quen gọi là ấp ngõ cụt”, Bí thư Chi bộ Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời Nguyễn Văn Hành tư lự.

“Ðất nhiễm phèn nặng, thêm nắng hạn, mùa màng thất trắng. Bà con khá giả vùng này từng nỗ lực khoan giếng, vét ao tìm kiếm nước ngọt cứu cây trồng, gia súc, nhưng cố gắng cách mấy cũng vô vọng. Là ấp nghèo của xã, Ấp 4 giờ đúng với cái tên người dân quen gọi là ấp ngõ cụt”, Bí thư Chi bộ Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời Nguyễn Văn Hành tư lự.

Giữa cái nắng gay gắt tháng 4, các tình nguyện viên của CLB Nụ Cười Hồng (trực thuộc Hội LHTN Việt Nam tỉnh) vẫn hì hục khuân vác, vận chuyển hết số mì gói, gạo và nước suối từ xe tải về đến trụ sở ấp để tiếp sức bà con chống chịu mùa hạn. Mồ hôi nhễ nhại, ướt đẫm cả chiếc áo tình nguyện nhưng bạn Phan Tín vẫn nở nụ cười: “Bà con mình chịu hạn suốt mấy tháng ròng, cảnh cơ cực nào cũng có, mình mệt có nhiêu đây sá gì đâu”. Người lớn, trẻ nhỏ trong xóm đang bận việc gì cũng bỏ hết chạy ra phụ một tay, người ôm khệ nệ, người lấy hẳn chiếc xe đẩy chở nhanh chuyến quà. Tiếng cười nói rôm rả của mọi người như làm dịu mát tiết trời oi bức.

65 suất quà, 40 bình nước lọc (21 lít/bình) đã được trao tận tay bà con nghèo và lực lượng canh trực PCCR ở Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc.       Ảnh: K. PHƯƠNG

Ðón nhận phần quà gồm 10 kg gạo, 1 thùng mì gói từ tay một bạn trẻ, bà Lý Thị Thanh không ngớt lời cảm ơn. Bà Thanh chia sẻ, gia đình bà là hộ nghèo, có đến 6 nhân khẩu mà chỉ có mỗi đứa con trai lớn 32 tuổi bệnh thận là lao động chính trong gia đình, còn lại là người già và trẻ nhỏ. Cũng vì nắng hạn kéo dài, không ai mướn làm gì nên con trai bà ở nhà suốt. Bữa cơm gia đình giờ chỉ là tàu hủ và rau, có lúc gạo phải đi mượn. Còn nước uống thì phải đổi, mỗi bình 15.000 đồng chia nhau từng ngụm.

Cùng cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Cầm tâm tình: “Nghèo quá, cha mẹ tụi nhỏ đi làm thuê xa hết, còn 4 bà cháu ở nhà. Hồi trước tôi nuôi được mấy chục con gà, con vịt để kẹt tiền có bán, dè đâu nắng hạn, thiếu nước, chúng chết sạch. Nay được các cháu cho mì, cho gạo, bà con ai cũng mừng”.

“Từ mai, bà con đi trực ở 2 thang trông (trực phòng cháy rừng) không phải lo thiếu nước uống nữa nhé”, ông Nguyễn Văn Hành thông báo trong tiếng vỗ tay mừng rỡ của mọi người. Ông Hành cho biết, Ấp 4 là 1 trong 4 ấp của xã bị thiệt hại mùa màng lớn. Ðã có 166/370 ha lúa thất trắng. Số còn lại thiệt hại hơn 50%.

Trước nay, Ấp 4 là ấp nghèo, lại nằm trong lâm phần rừng tràm, đất bị nhiễm phèn nặng, năng suất lúa không cao mà nay thiệt hại như vậy nên đời sống bà con càng chật vật. Nhưng điều đáng khích lệ chính là trong cái khó, bà con vẫn đoàn kết, đồng lòng bảo vệ, phòng, chống cháy rừng (PCCR), tình hình an ninh trật tự địa phương luôn giữ vững.

“Ðịa bàn ấp có 440 ha rừng tràm, đảm bảo công tác PCCR, chi bộ, ấp động viên bà con ít nhất 1 hộ có 1 người tham gia ứng trực PCCR ở 2 thang trông của ấp. Bà con đồng tình, ủng hộ, ý thức thực hiện rất tốt, đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra vụ cháy nào”, ông Nguyễn Văn Hành phấn khởi.

Theo ông, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, trong lúc nắng nóng khủng khiếp, ruộng vườn, ao hồ, sông rạch khô khốc thế này thì gói mì, bao gạo, chai nước chia sẻ cho bà con có giá trị to lớn vô cùng. Tấm lòng của các bạn trẻ thực sự đáng quý, không chỉ giúp bà con vùng hạn có thêm động lực vượt qua khó khăn, dần thích ứng với hạn hán mà còn góp phần nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức sẻ chia, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, để lại ấn tượng tốt đẹp về màu áo tình nguyện trong lòng Nhân dân. 

Chị Hồ Quý Nhi, Chủ nhiệm CLB Nụ Cười Hồng, chia sẻ, vùng hạn gay gắt ở tỉnh vẫn rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ cả cộng đồng xã hội. Ðối với những tình nguyện viên CLB, đây chỉ là góp phần sức nhỏ vì bà con. Bản thân các bạn đã rất hạnh phúc khi mang đến cho bà con vùng hạn động lực vượt qua cơn khát. Mong rằng những chuyến quà kế đến của CLB tiếp ứng cho bà con vùng hạn Ấp 5, xã Khánh Bình Tây Bắc và những vùng hạn hán khác sẽ tiếp nhận nhiều hơn những tấm lòng, sự đóng góp của những người hảo tâm để CLB thực hiện tốt vai trò là cầu nối yêu thương, sẻ chia làm mát lòng bà con vùng hạn./.

Băng Thanh

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.