ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 29-5-25 14:30:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Miếu Công Thần

Báo Cà Mau (CMO) Có một ngôi miếu được hình thành và trùng tu, tôn tạo từ rất lâu đời nhưng Ban trị sự cũng như cán bộ, Nhân dân trong vùng đều hiểu biết rất mơ hồ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như ý nghĩa của việc tôn thờ, vọng tưởng. Di tích lịch sử này lẽ ra được công nhận từ lâu nhưng hiện chỉ còn nằm trong danh sách bảo tồn của Bảo tàng Cà Mau. Nhiều thông tin bổ ích nếu không được khẳng định, năm tháng sẽ làm lu mờ ý nghĩa về giá trị nhân văn mà cha ông lưu truyền lại.

Miếu Công Thần.

Miếu Công Thần còn có tên miếu Hội Ðồng, miếu Gia Long, miếu Quốc Công, Âm Dương Thần, toạ lạc tại đường Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau. Nguồn gốc và xuất xứ của miếu Công Thần như sau: Khi phục quốc, Nguyễn Ánh nhớ đến những người có công bảo vệ mình mà tử trận hoặc vì rừng thiêng, nước độc chịu không nổi sơn lâm chướng khí phải bỏ mình trên đường rong ruổi kể cả các loài vật linh thiêng (1) nên truyền lệnh cho lập miếu Công Thần để hương khói. Miếu được dựng ở ấp Xẻo Lá, xã Viên An, nay thuộc xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Năm 1946, khi quân Pháp lập bót ở Năm Căn và Nhưn Miên, miếu được dời về thị trấn Cà Mau và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Vết tích nền miếu ở Xẻo Lá sau này vẫn còn.

Miếu Công Thần trước đây có bài vị ghi tên, chức vị của Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng và nhiều công thần từng giúp Nguyễn Ánh. Tương truyền vào năm 1782, khi bị quân Tây Sơn đuổi đánh đến Tắc Thủ - Rạch Cui, trên đoạn Khoa Giang (Sông Khoa) (2), nay thuộc huyện Trần Văn Thời, trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, Ðô đốc thuỷ binh Nguyễn Văn Vàng trong đoàn tuỳ tùng xin Nguyễn Ánh cởi hoàng bào cho ông mặc để ở lại cản trở và đánh lạc hướng quân giặc. Nhờ vậy, Nguyễn Ánh thoát lên bờ và trốn lên rừng Khánh Bình. Còn Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng bị quân Tây Sơn giết chết, thây chìm xuống sông sâu. Quân Tây Sơn tưởng đã giết được Nguyễn Ánh nên không truy đuổi nữa. Nguyễn Ánh nhờ vậy mới thoát thân, liền thay đổi lộ trình, quay trở lại rạch Ông Tự, thuộc xã Phong Lạc rồi hành quân qua ngọn rạch Cái Rắn, nay thuộc xã Phú Hưng, huyện Cái Nước và trú đóng nơi đây để củng cố lực lượng. Ngày nay, ở vùng Cái Rắn còn lưu lại di tích một nền trại lính và một cái ao lịch sử, dân địa phương gọi là Ao Vua. Cảm phục sự hy sinh của Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng, Nhân dân gọi Khoa Giang là Huỳnh Giang (Huỳnh đồng nghĩa với vàng) để tưởng nhớ vị Ðô đốc thuỷ binh đã tận trung cứu chúa, sau đó đổi tên Huỳnh Giang thành sông Ông Ðốc, gọi tắt là Sông Ðốc cho đến bây giờ.

Miếu Công Thần là cơ sở văn hoá tín ngưỡng thể hiện sự tri ân của hậu bối đối với tiền nhân, là cơ sở văn hoá thể hiện tấm lòng đối với những người có công phò nguy, giúp nước.

Hiểu rõ ngọn nguồn của miếu Công Thần chúng ta càng hiểu rõ quá trình lịch sử, quá trình hình thành vùng đất Cà Mau. Càng yêu quý hơn con người hiên ngang, bất khuất, từng hy sinh xương máu để chúng ta có được cuộc sống tươi đẹp như hôm nay./.

​(Bài viết có tham khảo tư liệu "Cà Mau xưa và nay" của tác giả Huỳnh Minh và Nghê Văn Lương)

(1) Khi lên ngôi vua, Gia Long không quên ơn những giống vật đã cứu mình trong lúc hiểm nghèo (năm Ðinh Dậu 1777), phong cho đàn Cá Sấu danh hiệu “Tân Ngạc Ngư Long” và phong cho hai chú Rái Cá chức “Lang Lại Nhị Ðại Tướng Quân” vì hai loài vật này lội trước mũi thuyền, Nguyễn Ánh nghi có phục binh Tây Sơn nên tránh được tổn thất.

(2) Thời Mạc Cửu (1680), sông Ông Ðốc gọi là Khoa Giang có chiều dài 58 km, bắt nguồn từ ngã ba sông Cái Tàu, Trèm Trẹm đổ ra vịnh Thái Lan.

 

Trường Sơn Ðông

 

Áo xanh tình nguyện giúp dân

Hầu hết các hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện U Minh đều thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, hoàn cảnh neo đơn nên việc tháo dỡ cũng như thực hiện các công đoạn để xây dựng hoàn thành căn nhà gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy điều này, Huyện đoàn U Minh chỉ đạo đoàn cơ sở các xã, thị trấn thành lập đội hình thanh niên tình nguyện, giúp đỡ di dời đồ đạc, dỡ nhà, đắp nền, vận chuyển vật tư... chung tay cùng địa phương thực hiện hoàn thành chương trình đúng tiến độ.

Cần mẫn gieo chữ, giữ "lửa" nghệ thuật

Giữa những lớp học đơn sơ nơi vùng đất Năm Căn, cô giáo Nguyễn Thị Thảo, chủ nhiệm Lớp 3B, Trường Tiểu học xã Hàm Rồng, vẫn lặng lẽ cống hiến từng ngày với tình yêu nghề giáo và lòng đam mê nghệ thuật truyền thống. Không chỉ là nhà giáo tận tuỵ, cô Thảo còn là một nghệ sĩ sáng tác cải lương, một "soạn giả chân quê" được biết đến rộng rãi với bút danh đầy chất Nam Bộ: Lý Bông Dừa.

Hội thảo Quản lý chất lượng xét nghiệm

Sáng nay (26/5), Hội thảo Quản lý chất lượng xét nghiệm theo tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học theo quyết định 2429/QĐ-BYT diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Thăm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 26/5, Sở Y tế thành lập đoàn đi thăm, tặng quà Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái.

Lợi ích kép từ mô hình giáo dục STEM

Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng huy động tổng hợp kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học. Năm học 2024-2025, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau) tiếp tục áp dụng mô hình giáo dục STEM và gặt hái nhiều kết quả tích cực.

Khánh thành cầu nông thôn do BIDV tài trợ

Ngày 24/5, UBND xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Kênh Xẻo Láng, công trình giao thông nông thôn do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng.

Bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới

Tiếp tục hoạt động tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về công tác bình đẳng giới, sáng nay (23/5), Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức hội nghị tập huấn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ðiểm nhấn sắc màu

Điều ấn tượng ở những vùng nông thôn Cà Mau bây giờ không chỉ là những ngôi nhà tường khang trang, những con đường bê tông rộng thênh thang, mà còn là sắc hoa rực rỡ ven đường, tô điểm diện mạo quê hương thêm tươi mới.

Thu hồi trên 2 ha đất “dự án treo” giữa lòng thành phố

UBND tỉnh vừa có quyết định thu hồi đất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Phòng khám Đa khoa tư nhân TP Cà Mau tại trục đường Tạ Uyên - Phan Đình Giót (Phường 1, TP Cà Mau với lý do chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hội thi “Gia đình hoà thuận, hạnh phúc” – Tôn vinh giá trị gia đình Việt Nam

Hoà chung không khí cả nước hướng đến kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), sáng nay (22/5), tại xã Khánh Lâm, huyện U Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thi “Gia đình hoà thuận, hạnh phúc”.