ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 01:01:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mô hình hay thúc đẩy bình đẳng giới

Báo Cà Mau Gắn với các phong trào thi đua, công tác bình đẳng giới tại tỉnh Cà Mau đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thành lập và nhân rộng những mô hình hay, hiệu quả như hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi, địa chỉ tin cậy cộng đồng và tổ truyền thông cộng đồng... đã tạo điều kiện để phụ nữ khẳng định bản thân, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Hiện Cà Mau thành lập được 6 câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong trường học, với hơn 150 thành viên. Mô hình này lấy trẻ em làm trung tâm, thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí, lồng ghép kiến thức về tâm lý lứa tuổi, bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nhà trường, cộng đồng... từ đó dần thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay từ trên ghế nhà trường.

CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) gồm 19 thành viên. Trước mỗi kỳ sinh hoạt CLB, các em trao đổi về chủ đề và các phương án tổ chức hoạt động của buổi sinh hoạt.

Buổi sinh hoạt của CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Thầy Ngô Hoàng Phu, dẫn trình viên CLB, chia sẻ: “Bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số... nếu nói suông sẽ rất khó hiểu, khó tiếp nhận. Do đó, việc tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể thao phù hợp với lứa tuổi hay các tiểu phẩm lấy chất liệu từ cuộc sống là hình thức sinh hoạt hiệu quả. Qua mỗi kỳ sinh hoạt, các em mạnh dạn và trưởng thành hơn”.

Thông qua tuyên truyền, tập huấn kiến thức, kỹ năng, các cấp hội phụ nữ đã xây dựng mô hình tiêu biểu trong cộng đồng, như: CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, không sinh con thứ 3, không bạo lực gia đình, CLB ông bố bà mẹ nuôi dạy con tốt... Trong đó có 734 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, với gần 2.600 thành viên, phối hợp hoà giải thành 175 vụ.

Chị Lê Thị Diễm My, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, cho biết: “9/9 chi hội trên địa bàn xã đều có Ðịa chỉ tin cậy. Từ khi thành lập năm 2018 đến nay, địa bàn không xảy ra vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình. Có kết quả đó là nhờ thông qua các cuộc họp, chi hội lồng ghép tuyên truyền thay đổi nếp nghĩ, cách làm; thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và giải quyết kịp thời tâm tư, tình cảm của phụ nữ và trẻ em trong đồng bào dân tộc thiểu số”.

Tổ truyền thông tại cộng đồng xã Tân Lộc vận động chị em cùng vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.

Các cấp hội trong tỉnh thành lập 65 tổ truyền thông tại cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ chính là tuyên truyền, vận động người dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, dần xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, những tập tục có hại; theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, hoàn cảnh của người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em gái nói riêng...

Tăng quyền năng cho phụ nữ

Tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, các cấp hội tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền trên 143,6 tỷ đồng, giúp 45.428 hộ vay; hỗ trợ 423 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, xây dựng sản phẩm OCOP. Ðồng thời phát huy có hiệu quả 2.811 mô hình tiết kiệm tại các chi, tổ hội, tổ chức các mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của hội viên. Tập hợp, phát huy đội ngũ nữ doanh nghiệp (DN) vào CLB, tổ, nhóm liên doanh, liên kết để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ khai thác tiềm năng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin về hội nhập, nâng cao vai trò phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Phụ nữ ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương. (Ảnh chụp tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau).

Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Thới Bình, cho biết: “Trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có thể mang lại những lợi ích lớn lao không chỉ cá nhân phụ nữ, mà còn cho gia đình, xã hội và cả nền kinh tế địa phương. Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ là cần thiết để có những hành động quyết liệt hơn nhằm phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới”.

Lực lượng nữ trên địa bàn tỉnh ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Hiện Cà Mau có 544 nữ cán bộ, công chức và 12.098 nữ viên chức, trong đó có 3 tiến sĩ, 197 thạc sĩ, 8.933 đại học. Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao trong các ngành dịch vụ, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông với 54,5%. Chị em đã tích cực hưởng ứng các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ đa dạng.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động nữ trong các DN chiếm 40,1% tổng số lao động, chị em góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu. Ðội ngũ nữ quản lý DN năng động, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt thị trường, đưa DN ngày càng phát triển.

Thông qua các hoạt động, các cấp hội phát hiện, giới thiệu 207 cán bộ nữ, hội viên, phụ nữ ưu tú để Ðảng chăm bồi, phát triển, trong đó 100 chị được kết nạp vào Ðảng.

Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Cà Mau, khẳng định: "Một thế giới hoà bình, không có bạo lực, dịch bệnh, đói nghèo, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và tràn ngập tình nhân ái là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng ấy chỉ có thể sớm thành hiện thực nếu tất cả chúng ta cùng chung tay vun đắp với sự hiểu biết, trách nhiệm và tình yêu thương. Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự tham gia của nam giới trong công việc gia đình, chấm dứt bạo hành với phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội"./.

 

Mộng Thường

 

Chuyến xe thiện nguyện

“Chị không mê gì, chỉ mê làm từ thiện. Có phước là có tiền, nhưng có tiền phải song hành với phước”, chị Trần Ngọc Vẹn, thành viên cốt cán của Nhóm thiện nguyện Ánh Ðạo Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), chia sẻ với chúng tôi khi bắt đầu câu chuyện về hành trình thiện nguyện của nhóm và những chuyến xe cứu thương cứu sống bao nhiêu con người khốn khó.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Ðẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội

Thực hiện Ðề án “Ðầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 2.900 căn đến năm 2030. Dự án nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau đã và đang được triển khai, là một trong những dự án trọng điểm góp phần thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

Lan toả yêu thương với "Tủ 0 đồng"

Với phương châm “Ai có đến ủng hộ - Ai cần hãy đến lấy”, từ đầu năm đến nay, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đã kết nối với các nhà hảo tâm, chung sức cùng cán bộ, nhân viên bệnh viện thành lập "Tủ 0 đồng", chia sẻ khó khăn với thân nhân, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn khi đến khám, điều trị bệnh tại bệnh viện.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Xoá nhà tạm, dột nát ở huyện Trần Văn Thời đạt gần 95%

Đến thời điểm này, toàn huyện đã khởi công 561/561 hộ, đạt 100 %, đã hoàn thành 529 hộ, đạt 94,29 %. Đó là kết quả đáng phấn khởi của huyện Trần Văn Thời sau thời gian quyết liệt triển khai đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo chủ trương của Trung ương, địa phương.

Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật – Hậu cần trao tặng 100 bình lọc nước cho người dân

Ngày 29/4, tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trao tặng 100 bình lọc nước cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Ðảm bảo nước sạch sinh hoạt

Cà Mau là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nguồn nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Do đó, những năm qua, bước vào mùa khô, một số khu vực trong tỉnh bị thiếu nước và khó khăn trong tiếp cận nguồn nước sinh hoạt.