ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 10:47:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mô hình trường học mới: Lấy học sinh làm trung tâm

Báo Cà Mau Quản lý lớp là Hội đồng tự quản học sinh do các em bầu ra và đảm nhiệm. Học sinh được tổ chức học theo nhóm, tự học và trao đổi cùng với các công cụ phục vụ học tập như “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”. Đồng thời, mở nhiều hộp thư như: hộp thư “Bạn bè”, “Điều em muốn nói” cũng như trang trí lớp học để tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho học sinh. Đây là cách học theo mô hình trường học mới (VNEN), đã được triển khai thí điểm tại 14 trường tiểu học trong toàn tỉnh từ năm học 2012-2013 đến nay.

Quản lý lớp là Hội đồng tự quản học sinh do các em bầu ra và đảm nhiệm. Học sinh được tổ chức học theo nhóm, tự học và trao đổi cùng với các công cụ phục vụ học tập như “Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”. Đồng thời, mở nhiều hộp thư như: hộp thư “Bạn bè”, “Điều em muốn nói” cũng như trang trí lớp học để tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, an toàn cho học sinh. Đây là cách học theo mô hình trường học mới (VNEN), đã được triển khai thí điểm tại 14 trường tiểu học trong toàn tỉnh từ năm học 2012-2013 đến nay.

Giám đốc Sở GD&ÐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân cho biết: “Ðiểm nổi bật của mô hình là sự đổi mới của quá trình sư phạm với việc học sinh tự tìm hiểu, tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học tại lớp. Thể hiện rõ nét ở hoạt động sư phạm, từ chỗ giáo viên giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn, giám sát học sinh học. Từ chỗ học sinh tiếp thu thụ động, sang tự học thông qua các hoạt động học. Học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, có kỹ năng làm việc nhóm, tự học, tự đánh giá và làm chủ quá trình học tập”.

Tính tương tác cao

Tiết học tiếng Việt theo VNEN của lớp 5A4, Trường Tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn được khởi động bằng những tiếng vỗ tay trong bài hát tập thể. Lớp học rộng rãi với bàn ghế được xếp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh ngồi đối diện nhau.

Học nhóm giúp học sinh chủ động, tích cực trong hoạt động học tập. (Trong ảnh: Tiết học theo mô hình VNEN của học sinh Trường Tiểu học 1, thị trấn Năm Căn).

Sau khi giáo viên giới thiệu bài học mới: “Bức tranh mùa thu”. Chủ tịch Hội đồng tự quản chủ động đề ra nhiệm vụ cho các nhóm để hoàn thành mục tiêu bài học (đã có trong sách giáo khoa) bằng cách bốc thăm và bắt đầu làm việc nhóm. Giờ học trở nên sôi nổi, tích cực với sự trao đổi, đưa ra ý kiến của thành viên mỗi nhóm. Chỉ đến khi “bí” quá, bạn nhóm trưởng mới phải báo hiệu cần sự trợ giúp của cô giáo.

Sau lời giảng giải vấn đề chưa hiểu từ giáo viên, nhóm tiến đến thống nhất thảo luận, và thực hiện kiểm tra chéo các nhóm khác, sau đó, đưa ra một số câu hỏi để củng cố kiến thức. Cứ như vậy, các mục tiêu của bài học dần được hoàn thành. Khi gần kết thúc tiết dạy, giáo viên dành thời gian để học sinh đặt những câu hỏi liên quan đến bài. Theo đó, có 2 học sinh trợ giúp cô giải đáp thắc mắc, một số vấn đề khó, cô giáo giảng giải kỹ hơn.

Ghi nhận từ tiết dạy cho thấy, học sinh đã biết cách tự học theo tài liệu hướng dẫn với sự hỗ trợ đúng lúc và kịp thời của giáo viên. Học sinh đã thể hiện được năng lực tự quản lý, điều hành hoạt động giáo dục, học tập của mình. Các phẩm chất tự giác, tự trọng, tôn trọng, trách nhiệm, tự tin, tích cực dần hình thành. Nhờ đó, không khí lớp học sinh động hơn, hoạt động học trở nên thoải mái, vui tươi hẳn so với cách học truyền thống.

“Là 1 trong 14 trường tiểu học thí điểm, sau 3 năm thực hiện, mô hình VNEN tại trường đã từng bước đi vào nền nếp và đạt hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng trong việc đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức lớp, đổi mới đánh giá. Ðiều đó cũng khẳng định được rằng GD&ÐT huyện Năm Căn đã có một bước đi vững chắc trong giai đoạn đầu triển khai đổi mới căn bản, toàn diện GD&ÐT theo tinh thần Nghị quyết 29”, ông Nguyễn Minh Luân nhận định.

Năm học 2014-2015, Phòng Giáo dục huyện Năm Căn tổ chức nhân rộng thêm 13 trường tiểu học về công tác tổ chức lớp học, xây dựng các góc học tập và trang trí lớp học. Năm học 2015-2016, có 2 trường THCS thực hiện VNEN, gồm: THCS Phan Ngọc Hiển và THCS thị trấn Năm Căn.

Tăng lượng lẫn chất

Tại Hội nghị Sơ kết đánh giá 3 năm thực hiện Mô hình VNEN, đại diện các trường tiểu học đang thực hiện VNEN đều khẳng định, sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này, bởi phương pháp sư phạm mới “lấy học sinh làm trung tâm” đã khẳng định tính ưu việt, thể hiện qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đạt cao và ổn định.

Ðơn cử như kết quả học tập của học sinh Trường Tiểu học Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, ở 2 năm học: 2012-2013 và 2013-2014, mỗi năm trường chỉ có 1 học sinh chưa hoàn thành; năm học 2014-2015, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Theo đó, năm học 2013-2014 và 2014-2015, đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh đạt 100%. Tại Trường Tiểu học 2 Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, cả 3 năm học thực hiện theo VNEN, 99,7% học sinh hoàn thành các môn học; hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất đạt 100%.

Năm học 2015-2016, tỉnh có thêm 1 trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN, nâng tổng số trường tham gia là 35 trường. Cũng trong năm học này, 17 trường THCS đăng ký áp dụng mô hình VNEN cho khối 6, với gần 2.000 học sinh tham gia.

Cô Tạ Thị Huế, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, phường 4, TP Cà Mau, cho hay: “Toàn trường có 6 lớp ở khối 6 với hơn 210 học sinh tham gia mô hình VNEN. Rất mừng vì phụ huynh các em đã nhiệt tình phối hợp với nhà trường trong việc bổ sung cơ sở vật chất trường học, đảm bảo chỗ ngồi cho các em học 2 buổi/ngày, tham gia trang trí lớp, ngoài ra, họ còn trực tiếp hướng dẫn con em thực hiện hoạt động ứng dụng tại nhà. Nhờ đó, mô hình VNEN triển khai khá thuận lợi”.

 “Mặc dù chỉ mới 3 tháng học tập theo mô hình, nhưng qua các tiết dự giờ và qua báo cáo của giáo viên đứng lớp, hiệu quả học tập của các em rất tốt, các em dần phát huy tính chủ động, sáng tạo, đặc biệt, học sinh yếu luôn được bạn bè, giáo viên quan tâm, giúp đỡ”, cô Tạ Thị Huế phấn khởi.

Tuy nhiên, khó khăn bước đầu của một số trường THCS khi áp dụng mô hình VNEN là điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học thiết kế theo phương pháp cũ nên chật hẹp. Việc bố trí lớp học, đồ dùng học tập đòi hỏi chi phí nhiều hơn so với lớp học bình thường. Lo ngại nhất là năng lực một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy, còn rập khuôn, khá lúng túng với phương pháp học tập nhóm. Do đó, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhà trường và cộng đồng tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện mô hình mới, thực hiện đổi mới cách dạy - học; đồng thời tổ chức tốt các chuyên đề về chuyên môn là rất cần thiết./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.