ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 02:27:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mỏi mòn chờ lộ

Báo Cà Mau Vào năm 2009, sau khi có chủ trương xây dựng tuyến lộ ô-tô về trung tâm xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi, người dân rất vui mừng vì sẽ thuận lợi đi lại cũng như giao thương. Nhưng hơn 8 năm trôi qua, tuyến lộ này vẫn chưa hoàn thành, ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông cũng như phát triển kinh tế của địa phương.

Dự án xây dựng đường ô-tô đến trung tâm xã Quách Phẩm được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 412 ngày 16/3/2009, mức đầu tư 80,25 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Từ năm 2010 đến nay, Ban Quản lý Dự án Xây dựng công trình giao thông tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều hạng mục như: cầu kinh Quốc Gia, cầu Cái Keo 2, bến phà Cây Dương, cống Bản, nền mặt đường, cống vuông tôm, kè gia cố sạt lở…

Do lộ nhỏ nên khi có xe ô-tô lưu thông là không còn khoảng trống để xe máy chạy qua.

Tuy nhiên, do tuyến đường này không còn được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ, trong khi ngân sách tỉnh rất khó khăn nên UBND tỉnh đã thống nhất tạm dừng triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án và điều chỉnh dự án, cho xây dựng đường bê-tông cốt thép chiều rộng 3,5 m, chia ra làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn thực hiện 1 bên. Ðối với những đoạn đường cũ cho sửa chữa, giặm vá những điểm hư hỏng để đảm bảo lưu thông, bên còn lại tiếp tục giải phóng mặt bằng và thực hiện khi có vốn.

Tuyến lộ này đi qua địa bàn ấp Lung Vinh, xã Quách Phẩm Bắc, chiều dài trên 1.800 m, có 92 hộ dân bị ảnh hưởng. Qua tuyên truyền, vận động nhiều lần vẫn còn 10 hộ yêu cầu. Trong đó, 4 hộ không thống nhất theo phương án bồi thường lộ 2,5 m mà yêu cầu thực hiện theo phương án cũ là 12,5 m. 6 hộ thống nhất thực hiện xây dựng lộ nhưng đặt ra yêu cầu bồi thường nhà cửa, hoa màu, cây ăn trái đã di dời khi thực hiện phương án cũ.

Ông Nguyễn Thanh Trường, ấp Lung Vinh, xã Quách Phẩm Bắc, bày tỏ: “Chính sách, chủ trương của Nhà nước trên đưa xuống là nâng cấp làm lộ cho xe đi lại dễ dàng, tôi rất thống nhất. Xe 4 bánh lưu thông được, người dân hưởng lợi rất lớn, từ vận chuyển hàng hoá đến khám, chữa bệnh...”.

Bà Lê Thị Diễn, ấp Lung Vinh, xã Quách Phẩm Bắc, cho biết: “Riêng bản thân tôi đã nhất trí hiến đất cho Nhà nước, chiều vô khoảng 1,5 m để làm lộ cho con em đi học dễ dàng, xe cộ tới lui thuận tiện".

Bình quân mỗi ngày, tuyến đường này có gần 1.000 lượt phương tiện tham gia giao thông, trong đó có nhiều học sinh. Hiện nay, trên tuyến đường nhiều nơi bị bể, sụp lún, đi lại khó khăn, nhiều vụ va chạm, té ngã cũng đã xảy ra.

Ông Nguyễn Việt Khái, Chủ tịch UBND xã Quách Phẩm Bắc, cho biết: “Tuyến đường này được xây dựng sẽ kết nối với chợ Bà Hính, khu Lầu Quốc Gia và chợ Cái Keo của xã Quách Phẩm, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển trong thời gian tới, nhất là tạo thuận lợi cho bà con đi lại, trao đổi, mua bán và các em học sinh đến trường”.

Người dân nơi đây mong muốn các cấp, các ngành cần có những biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường trên. Ðặc biệt, huyện Ðầm Dơi cùng với xã Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân hãy vì lợi ích chung của cộng đồng mà tạo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng để tuyến đường sớm được thi công./.

Bài và ảnh: Gia Quỳnh

Lao động trị liệu cho bệnh nhân tâm thần

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện tại, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần tỉnh (toạ lạc tại xã Khánh An, huyện U Minh) tiếp nhận và quản lý 445 bệnh nhân. Ngoài can thiệp về nghiệp vụ y tế, đơn vị còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động phục hồi chức năng cho nhóm đối tượng bệnh có khả năng phục hồi.

Bảo hiểm y tế giảm gánh nặng cho người bệnh

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Nhờ tham gia BHYT, nhiều trường hợp không may bị tai nạn, ốm đau đã vượt qua giai đoạn khó khăn, giảm gánh nặng tài chính cho gia đình.

Người dân hưởng lợi từ Dự án “Nước là sự sống”

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Dự án “Nước là sự sống” thực hiện tại 6 xã thuộc 2 huyện, gồm các xã: Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Phong Ðiền (huyện Trần Văn Thời) và Trần Phán, Quách Phẩm Bắc và Tân Thuận (huyện Ðầm Dơi). Mục tiêu của dự án là nhằm giảm thiểu tác động có yếu tố giới của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở ÐBSCL, cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch và sinh kế bền vững cho phụ nữ dễ bị tổn thương.

Khánh Tiến phấn đấu về đích đúng lộ trình

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018, bên cạnh tiếp tục nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, xã Khánh Tiến, huyện U Minh nỗ lực xây dựng NTM nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống người dân.

Nhịp cầu nối đôi bờ vui

Nhằm giúp người dân trên địa bàn ấp Bàn Quỳ đi lại thuận tiện, không còn phụ thuộc vào con nước do phải di chuyển bằng đường thuỷ, xã Viên An Ðông đã vận động nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh tài trợ xây dựng cầu giao thông nông thôn. Qua gần 3 tháng thi công, đến nay, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nối đôi bờ vui.

Góp ngày công xoá nhà tạm

Những ngôi nhà “3 cứng” cho hộ khó khăn về nhà ở không chỉ là kết quả từ sự hỗ trợ kịp thời của Ðảng và Nhà nước, mà còn có đóng góp lặng thầm của lực lượng đảng viên, đoàn viên, tích cực hỗ trợ ngày công lao động, cho sự thành công của chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát.

Nối dài những tuyến đường xanh

Triển khai thực hiện mô hình “Vườn ươm cây giống, trồng hàng rào cây xanh” giai đoạn 2024-2026, đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi xây dựng được 67 vườn ươm với hơn 30 ngàn cây các loại, đồng thời trồng hàng rào cây xanh 65 tuyến đường, tổng chiều dài hơn 90.100 m, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Linh hoạt ôn tập môn thi tự luận

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ðịa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, duy nhất môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng giáo dục

Ông Tạ Ðức Hùng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau, cho biết, đối với ngành GD&ÐT thành phố, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Năm học 2024-2025, ngành chỉ đạo thực hiện ứng dụng học bạ điện tử ở 100% trường tiểu học và tiến hành thí điểm ở một số trường cấp THCS; sử dụng phần mềm quản lý cơ sở vật chất và tài chính; thực hiện việc thu học phí không dùng tiền mặt.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.