ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 10:51:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Môi trường thể hiện năng lực giáo viên

Báo Cà Mau (CMO) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT và Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Tiểu học năm 2022. Ðây là 2 hội thi định kỳ 4 năm tổ chức một lần, nhằm tạo điều kiện để giáo viên trau dồi kỹ năng, kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác giảng dạy.

Trước khi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh diễn ra, các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh đã chủ động tổ chức thi vòng trường, nhằm tuyển chọn đội ngũ tham gia thi cấp tỉnh. Những giáo viên tham dự hội thi đủ kinh nghiệm, trí tuệ, sáng tạo để chuẩn bị tham dự phần thi Biện pháp và Thực giảng. Thời gian diễn ra quá trình thi của các thầy cô đến cuối tháng 12/2022 sẽ hoàn thành.

Phần thi Biện pháp, diễn ra tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, cho biết: “Hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của từng cá nhân, các nhà lãnh đạo, giáo viên cùng toàn ngành giáo dục. Ðây là cơ hội thuận lợi giúp giáo viên được tìm hiểu, trao đổi, học tập kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và phương pháp chủ nhiệm lớp, dạy học hay nhất. Ðến với hội thi năm nay, có những thầy cô giáo tuổi đời còn rất trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, hay có những thầy cô giáo tuổi đời cao, nhưng với lòng nhiệt huyết, niềm say mê nghề nghiệp vẫn tham gia hội thi để tự khẳng định bản thân. Các thầy cô giáo đều có chung mong muốn là đem hết khả năng để hoàn thành nhiệm vụ nhà trường giao phó, đồng nghiệp tin yêu, gửi gắm”.

Hội thi giáo viên dạy giỏi năm nay là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành giáo dục tỉnh, chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Chính vì vậy, trong những ngày qua, ngành giáo dục đã huy động tối đa nguồn nhân lực để phục vụ hội thi, nhằm đảm bảo hội thi diễn ra một cách an toàn, chất lượng, khách quan, chính xác, công bằng.

Bên cạnh đó, hội thi còn tạo môi trường để thầy cô giáo mở rộng kiến thức, thể hiện năng lực, học hỏi, truyền đạt phổ biến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp, giảng dạy và nghiên cứu giáo dục.

Lần đầu tiên tham gia hội thi, cô Trương Linh Phi, giáo viên giảng dạy môn Vật lý, Trường THPT Tắc Vân, TP Cà Mau, khá hồi hộp. Cô cố gắng vận dụng kinh nghiệm giảng dạy 12 năm để thể hiện phần thi một cách tốt nhất.

Cô Phi chia sẻ: “Trước khi tham gia Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tôi đã được tập thể thầy cô bộ môn, lãnh đạo nhà trường đề cử, thông qua nội dung thi của tôi. Sau nhiều lần góp ý của thầy cô trong trường và chỉnh sửa lại cho phù hợp, đến thời điểm này, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để thể hiện phần thi. Phần thi Biện pháp, tôi chuẩn bị những sáng kiến cá nhân trong nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp các em học sinh dễ tiếp thu bài. Còn phần thi Thực giảng, tôi chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng, lựa chọn những phần giảng phù hợp, thiết thực, sáng tạo, sử dụng trực quan trong bài giảng, giúp bài thi sinh động, thu hút”.

Kết quả hội thi còn là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên.

Trường THPT Ðầm Dơi năm nay có 16 giáo viên tham gia thi. Phần lớn các thầy cô dự thi đều trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết với nghề, hứa hẹn sẽ mang đến những bài thi hấp dẫn, thu hút.

“Ðược sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm nên bản thân tôi và các thầy cô giáo trong đoàn phấn khởi, tự tin sẽ thể hiện tốt phần thi. Ðây là lần đầu tiên tôi tham gia hội thi, tuy là có lo lắng nhưng với kinh nghiệm 13 năm giảng dạy, tôi đã chuẩn bị giáo án chỉn chu, lượng kiến thức bài học phù hợp, đúng với quy định của hội thi. Hội thi sẽ là những trải nghiệm thú vị, thước đo năng lực giúp bản thân tôi nhận thấy những ưu, khuyết điểm, từ đó tôi sẽ áp dụng vào những giờ giảng dạy thực tế trên lớp học”, thầy Nguyễn Phúc Hậu, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Ðầm Dơi, bày tỏ.

Hội thi là hoạt động ý nghĩa, giúp giáo viên giảng dạy tích hợp kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, khai thác, sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện dạy học; thực hiện chương trình giáo dục, sách giáo khoa phổ thông…, góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyện môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo trong quá trình công tác. Hội thi còn là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018./.

 

Hằng My

 

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.