ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 11:25:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Món ngon ngày Tết

Báo Cà Mau Còn cách Tết khá xa đã thấy bạn lo chụp hình, rao bán trên Facebook, Zalo, rồi Twitter bao nhiêu thứ: tôm khô lụi, khô cá lóc, cá kèo… Cái màu đỏ của tôm phơi đủ nắng dù bị giấu kỹ trong mớ bọc ni-lông nhùng nhằng cũng đủ khiến nước miếng rệu xuống khi tưởng tượng rằng “em” ấy sẽ nằm chung với mớ dưa củ kiệu chua chua, ngọt ngọt.

Mon men hỏi thăm, bạn mới nói rằng: “Mua từ bây giờ thì giá là xxx/kg. Vì có giảm trừ gia cảnh ở xa nên không tính tiền cước phí”. Trả lời comment “mắc quá trời vậy cưng” của tôi là một câu lạnh lùng không kém: “Gần Tết có trả tiền nhiều hơn nữa cũng không có đâu nghe. Tôm này là tôm tự nhiên nha, nhà tự làm, lựa chọn từng con một và phải chọn cái nắng thật nồng cho “ẻm”. Lúc rày mưa dữ quá. Tôm có khi bắt lên giãy đành đạch rồi mà không có nắng cũng chịu…”.

Nghe bạn nói mà tưởng cái Tết đang ở sát bên mình. Ở đâu thì không biết, chứ xứ mình món ngon ngày Tết thường là phải do trong nhà làm lấy. Tự nhà làm để đãi khách, tự nhà làm để cho bà con cô bác, người quen thân thiết. Cái chất hào sảng từ thuở “mang gươm mở cõi” sẵn sàng cho và cho những thứ tốt nhất mình có được chưa bị bào mòn theo thời gian. Cũng mấy con cá đồng trê, sặt, lóc; cũng mấy con tôm mà biển dâng tặng… lớp thì làm mắm, lớp phơi khô vậy mà ai cũng cố gắng chế biến riêng “theo cách của mình”, để ai đến nhà cũng phải ăn cho chật căng cái bụng. Khách càng no, càng say, người miền Nam như cũng thấy mát trong lòng và nghĩ rằng đó sẽ là một sự khởi đầu cho năm mới “ăn nên làm ra”.

Mắm tôm, dưa kiệu, tôm khô.                    Ảnh: THANH CHI

Hồi nhỏ, cứ mỗi lần thấy gió chướng lao xao ngoài ngõ là trong nhà đã bắt đầu lo tính toán chuyện nọ chuyện kia cho ngày Tết. Từ khi loài người mới phôi thai trên trái đất, giống cái là phải lo dự trữ nguồn thực phẩm là nhiệm vụ lâu đời trao lại. Thế nên năm nào mẹ với chế cũng ngồi ước lượng lượng thực phẩm sẽ tiêu thụ hết trong 3 ngày Tết rồi càm ràm với nhau: “Tao nói là bạn nó nhiều lắm mà, cứ làm dư đi cho thoải mái…”.

Osho triết lý rằng, con người chỉ cần nên sợ một thứ duy nhất là nỗi sợ. Bởi nỗi sợ này khiến người ta không thể vượt qua chính mình, sống thật với chính mình và tận hưởng cuộc sống hiện tại an nhiên, hạnh phúc. Thế nhưng, đến xứ mình, hình như ngày Tết ai cũng có nỗi sợ: “sợ khách đến nhà không no căng bụng, sợ khách đến nhà không có món ngon để thưởng thức”. Một nỗi sợ dễ thương chỉ xuất phát từ những con người rất hào sảng!

Nhớ lúc mới đi làm còn lơ ngơ, lóng ngóng, đi ăn, đi nhậu ở đâu tôi cũng được kêu đi theo bởi sinh ra trong một gia đình người Bắc di cư vào Nam, nhiều món ngon của Nam Bộ chưa thể nào nếm trải qua hết được. Chú Bé được cho 1 hũ mắm ong non cũng kêu đến thưởng thức; chú Hải dẫn vào tận trong xã xa lắc xa lơ để tôi biết thế nào là đóng đáy sông, đáy hàng khơi, thế nào là “những mẩu cuối cùng còn sót lại của khô cá đường” của ngày hội cá đường đã đi vào quá vãng; là những ngày ngồi ăn cơm nguội với ba khía, những hôm ăn tiết canh cua biển, nướng bổi khô giấu trong bồ lúa, ăn thịt chuột nướng trong lon… với lời dặn: “Mấy món này mới đúng chánh gốc dân Nam Bộ nghen con. Mua bậy bạ ở chợ, bây không biết, ăn không đúng cách, sau này tả sai trớt quớt”.

Người ta hay nói rằng, so với người miền Bắc, miền Trung, người miền Nam ăn uống đơn giản, có gì ăn nấy. Thực ra cũng không hẳn thế, người miền Nam ăn uống không cầu kỳ nhưng phải đúng kiểu. Tỷ như ăn ba khía là phải ăn với cơm nguội và thậm chí là bốc cơm bằng tay mới tận hưởng hết sự thú vị của món ngon; ăn lẩu mắm phải có tới mấy chục loại rau để nhúng; khi nào thì nên uống rượu đế; cá lóc nướng trui thì ăn ở đâu và với người nào… và quan trọng nhất là ăn trong một không gian đấy ắp sự rộn ràng.

Thế nên mới có sự phân biệt rất rõ ràng giữa “cá thiệt” và “cá giả”. Ăn uống hằng ngày thì qua loa cho qua bữa cũng được, nhưng ngày Tết có bạn bè đến nhất thiết phải đãi “cá thiệt” dù là cá khô, cá nướng, cá hấp hay cá luộc mẻ. “Cá giả” là cá nuôi trong các ao, hồ và được cho ăn bằng bột bắp, cám… còn “cá thiệt” là loại cá cũng sống trong ao, hồ, sông bằng cuộc đời rất phóng khoáng, tự kiếm cây cỏ, ấu trùng, rồi chiến đấu với các loài nhuyễn thể khác để lớn lên, ung dung phóng lên cao để thưởng thức khí trời. Tự do là thế nên thịt cá săn chắc, ngon ngọt.

Ba khía muối.                            Ảnh: VŨ TRÂN

Có lần tôi nghĩ rằng, cũng công thức như thế, cũng tôm, cá và nắng gió của đất nước này thì nơi nào cũng chế biến thành đặc sản được. Hí hửng ra chợ đem về bao nguyên liệu tươi sống, phơi mấy nắng mấy sương tôm, cá cũng ôm nhau héo hon lại hết. Hèn chi người ta hay nhớ món ăn cũ bởi vị hương xưa được tẩm ướp trong ký ức có người thương.

Hơn 10 năm đi làm, tôi đã nhận bao nhiêu ký tôm đất khô, bao nhiêu hũ ba khía làm sẵn, bao nhiêu khô khoai, khô lóc, khô kèo… chắc sẽ không bao giờ ghi sổ ra hết được. Ðể đôi khi một trận gió thoảng qua lại ước ao đó là bấc để thấy mình bé dại như ngày nào hí hửng cầm quà Tết đem về nhà.

Khô cá kèo.                       Ảnh: THANH CHI

Ngày xưa, mỗi lần người già nghe mùi gió là biết Tết còn gần hay xa. Bây giờ thì người trẻ nhìn hình trên các trang mạng xã hội cũng đoán được còn bao lâu nữa tới Tết. Bây giờ khi không còn thấy từng lớp sậy khô bị gió đem đi thổi tung khắp mọi nơi mới biết mình đã qua quãng thời gian ngọt ngào biết mấy. Thế nên, mỗi khi bạn bè hỏi tôi rằng, món gì ngon nhất ở Cà Mau thường được ăn vào ngày Tết, tôi đều trả lời ngọt xớt rằng: “Tất cả tấm lòng, tình cảm đặt vào đấy rồi thì món nào cũng trở thành đặc sản”./.

Ðoàn Phương Nam

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.