ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 20:45:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một góc quê nhà

Báo Cà Mau Bấc trở ngọn. Chắc giàn đậu rồng nhà mình giờ trổ bông tím rịm, hàng cây so đũa cũng đong đưa khoe bông trắng muốt. Ngày mùa trên những vườn cây, đầm tôm, ruộng lúa miền châu thổ Cửu Long nhộn nhịp… Bấc ùa về cùng bao ký ức quê đong đầy.

“Cà Mau - nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”, tôi thường giới thiệu quê hương mình với bạn bè như thế. Nhiều lần hẹn bạn về Cà Mau, nơi tôi gắn bó như những hạt phù sa ngày đêm lắng đọng nhưng lịch công tác cứ thay đổi.

Ðầu mùa mưa, thông tin tình hình thiên tai vùng chóp mũi cứ tăng dần tần suất. Ở vùng đất 3 mặt giáp biển với hệ sinh thái đặc thù: mặn - ngọt - lợ ai nghe đều thích, nhưng ít ai biết vùng đất ấy lại rất mong manh trước thiên tai. Hôm dự hội thảo về ứng phó biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, các chuyên gia tiên liệu: với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ thì sạt lở tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất rừng phòng hộ ven biển của Cà Mau; biến đổi khí hậu, nước biển dâng, Cà Mau là một trong những địa phương hứng chịu nặng nề nhất… Nghe vậy mà lo!

Nông thôn xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: NHẬT MINH

Chợt nhớ năm 2021, anh Lâm Hùng Vỹ ở xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tình cờ phát hiện hơn 10 bộ hài cốt ở ven rừng bị sóng biển bào mòn lộ ra. Theo kinh nghiệm người cao tuổi xứ biển, đó là minh chứng thuyết phục nhất của tình trạng sạt lở bờ biển. Bởi thường người ta chọn an táng người mất trong đất liền, giờ thì sóng biển đã xâm lấn, hất văng tất cả để lộ ra những chứng tích vốn dĩ đã nằm sâu trong lòng đất!

Mới đây thôi, trong chuyến làm khách ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tôi nghe lão nông Trần Hoàng Lịch như một nhân chứng sống kể về câu chuyện biển lấn: Cách nay hơn chục năm, ông có một khoảnh vuông rộng gần 10 công nuôi tôm phía bên kia bờ ngoài đê biển Tây hiện hữu. Vài năm sau, sóng biển cuốn phăng mất. Vậy là mọi người cứ lùi dần vào phía trong đê cất nhà.

Thời điểm cuối năm, thông tin từ miền quê “mẫn cảm” với thiên tai làm ấm lòng người xa xứ. Quê hương đang vận hành, ứng dụng phương kế sản xuất phù hợp với biến đổi khí hậu; sở hữu đồng lúa hữu cơ ngay trên đất mặn quy mô bậc nhất ÐBSCL; đầm tôm sinh thái hàng chục ngàn héc-ta đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật Bản; giữ vị trí tốp đầu trong xuất khẩu thuỷ sản... Hình ảnh nhân cách hoá của người ở lại như rặng dừa, rừng mắm, chang đước…, người xa quê như hạt phù sa, chợt loé lên niềm tin. Lòng lại đong đầy niềm vui khi đọc dòng tin: Thủ tướng Chính phủ thị sát vùng sạt lở Cà Mau và có nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng các công trình đủ sức giúp vùng chóp mũi chống chọi với thiên tai.

Diện mạo mới nông thôn Cà Mau. Ảnh: HUỲNH LÂM

 

Nông dân huyện Thới Bình thu hoạch lúa. Ảnh: TRẦN TRỌNG THẮNG

Ðang loay hoay công việc cuối năm, thì nhận được bưu phẩm là gói quà và phong thư của má. Thư má đề: “Con à! Chắc bây cũng nghe tin trên báo, đài biết hết chuyện quê mình. Nay má ghi thêm mấy dòng, nhắc lại cho tận tường để bây vui mà an tâm ở lại thành phố công tác tốt.

Tuyến cao tốc từ Cà Mau đi Hậu Giang, Cần Thơ dần hiện hữu. Có đường cao tốc thì bây di chuyển về thăm ba má gần hơn. Con đường mà từ xưa đến nay đời má với ba ngót 80 năm không ai nghĩ tới… Vùng mình vơi bớt khó khăn, từ chỗ có vài nóc nhà giờ ra cả trăm. Lâu không đi lại khó nhận ra nhà của ai.

Tuần trước, dì Út vận động chi hội phụ nữ chỗ má sinh hoạt làm 5 kg khô cá rô phi; tích tiểu thành đại, cả ấp, xã, huyện gom lại làm quà quê gửi lên tặng bà con đồng hương trên đó. Má có gói gửi riêng cho vợ chồng bây một ít. Mai mốt khui quà, thấy mớ khô cá phi có ướp ớt, sả là khô của má đó!

Nhìn chung, quê mình phát triển hơn xưa rất nhiều, nhưng dẫu sao cũng còn bộ phận bà con hoàn cảnh khó. Bây xem làm ăn đặng thì hôm dự họp hội đồng hương, nhớ góp một phần gửi về xây dựng quê nhà, hỗ trợ bà con.

Má với ba bây thì ổn. Nhận thư, bây nhớ hồi âm gửi về mấy dòng để ba má an tâm! Ở nhà trông thư con”.

Ðọc thư má lòng tôi xốn xang vô kể. Tôi nghiền ngẫm lời thơ: “Ðất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp/Quê nhà một góc nhớ mênh mông”. Chưa bao giờ trong thâm tâm tôi nghĩ: có ngày lại mang nỗi niềm về miền đất Cà Mau đến thế!

Như thuở ban đầu, gia đình, quê hương vẫn là ngọn nguồn, là động lực để tôi tiếp tục hành trình. Công việc cứ cuốn hút, giữa Tây Ðô sầm uất, nhiều nếp văn hoá đan xen nhưng tìm mãi chẳng thấy dáng quê thân thuộc. Những khi ngồi cùng bè bạn phương xa, tôi lại kể chuyện miền quê đổi mới thông qua lời thư của má.

Với má, quê hương, bạn bè, tôi vẫn đinh ninh: họ hiểu thấu lòng mình!

 

Phong Phú

 

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Tiếp thêm niềm tin cho trẻ khuyết tật

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật - mồ côi Nhân Ái (phường Tân Xuyên, TP Cà Mau), không khí tại đây trở nên rộn ràng hơn bởi các em chu đáo chuẩn bị quà tặng là sản phẩm nước rửa chén, thành quả từ lớp dạy nghề được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua.

Công trình tuổi trẻ hiệu quả, bền lâu

Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Ðoàn, Hội trong việc chăm lo gia đình cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, Tỉnh đoàn đã triển khai thực hiện công trình nhà Nhân ái. Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.