ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:13:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc xuân trên những nẻo đường quê

Báo Cà Mau “Năm 2023, nhiệm vụ xây dựng NTM tăng 50%, toàn tỉnh có 60/82 xã được công nhận đạt chuẩn”, thông tin từ ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, đã khơi dậy trong chúng tôi ý định tìm hiểu về những đổi thay của làng quê hôm nay, nhất là không khí chuẩn bị vui xuân, đón Tết.

Tờ mờ sáng, tiết trời se lạnh, chúng tôi quyết định rẽ vào ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống của huyện Thới Bình. Ði dọc những tuyến đường bê tông liên ấp, xóm, dễ dàng cảm nhận được sự đổi thay của bà con nơi đây, không khí Tết đang về trên các nẻo đường.

Tuyến dân cư kiểu mẫu ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, luôn xanh - sạch - đẹp.

Sau khoảng 15 phút di chuyển trên tuyến đường nhựa nối từ cầu Thị Phụng (lộ Xuyên Á), tôi rẽ vào con đường bê tông kiên cố dẫn vào chùa Rạch Giồng, nơi được chọn làm tuyến dân cư kiểu mẫu của ấp Ðường Ðào trong nhiều năm qua. Dọc hai bên đường, những hàng rào cây xanh được người dân cắt tỉa gọn gàng, đẹp mắt. Nhiều loại hoa trang, hoa giấy, dâm bụt đua nhau khoe sắc. Những căn nhà tường tươi mới, khang trang, tạo cảm giác hương xuân tràn ngập khắp đường làng, ngõ xóm nơi đây.

Không khí Tết càng trở nên rộn ràng hơn khi ghé thăm cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ của anh Hữu Minh Tài (ấp Ðường Ðào). Anh Tài và thợ đang tất bật hoàn thành những công đoạn cuối các sản phẩm đồ gỗ gia dụng để kịp bàn giao cho khách. "Tôi phải mướn thêm 1 thợ và 2 người phụ mà làm không xuể, ai cũng đòi lấy sớm để kịp ăn Tết. Anh em phải làm đến khuya mới nghỉ”, anh Tài chia sẻ.

Cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ của anh Hữu Minh Tài phải thuê thêm thợ và người phụ mới đảm bảo kịp tiến độ giao hàng cho khách đón Tết.

Ðường Ðào là ấp thuần nông và là nơi có nhiều bà con dân tộc Khmer sinh sống. Nhờ có hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, sự trợ lực kịp thời, có hiệu quả từ Nhà nước, những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc.

Từ Ðường Ðào, men theo những trục đường bê tông, chúng tôi đi qua các ấp Bào Nhàn, Bến Gỗ. Trong quá trình rong ruổi, không ít lần chúng tôi phải dừng xe ngắm nhìn những căn nhà được thiết kế rất hiện đại lẩn khuất trong những vườn cây và được trang trí thêm những chậu hoa, cây cảnh rực rỡ sắc màu để chuẩn bị đón năm mới. Hay những bờ rào cây xanh được cắt tỉa bắt mắt; sân nhà, đường làng được quét dọn sạch đẹp...

Rời xã Hồ Thị Kỷ, chúng tôi lại tiếp tục hành trình rong ruổi trên các trục đường quê của xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Những ngày này, bà con nơi đây hân hoan bởi vụ đông xuân trúng mùa và trúng giá. Lúa được thương lái bỏ cọc cao kỷ lục, khoảng 9.500 đồng/kg, đã góp phần cho không khí Tết đến sớm hơn, đủ đầy và ấm áp hơn.

Như nhiều bà con khác, tranh thủ thời gian rảnh, anh Nguyễn Phương Ðông (Ấp 1) cắt tỉa lại hàng rào cây xanh. Ngoài đồng lương giáo viên, anh còn có thu nhập từ trồng lúa nên điều kiện sống được cải thiện tốt.

“Ðã trở thành truyền thống, những ngày giáp Tết, mình cũng như mọi người tranh thủ dọn dẹp, sửa sang nhà cửa; quét dọn sân vườn, đường  làng, ngõ xóm... cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Năm nay thu nhập hơi khá hơn nên cũng có dự định mua thêm một số đồ dùng trong nhà”, anh Ðông bộc bạch.

Không chỉ có lợi thế trong canh tác lúa mà xã Trần Hợi còn được biết đến với nhiều mô hình trồng màu. Những vườn rau với đủ các loại được người dân trồng từ bờ ruộng, trong vườn đến trước sân nhà. Màu vàng của trà lúa đông xuân đang chín rộ, được tô điểm thêm bởi màu xanh của đủ loại rau màu là tín hiệu cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhiều bà con vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn TP Cà Mau cũng như các trung tâm huyện, xã, nhiều con đường đang được trang hoàng đa dạng màu sắc. Tại TP Cà Mau, hệ thống đèn được thiết kế, trang trí bắt mắt trên nhiều tuyến đường chuẩn bị phục vụ người dân vui xuân, đón Tết.

Ði trên các trục đường từ nông thôn ra thành thị, chúng tôi cảm nhận rõ không khí mùa xuân tràn ngập. Những công trình, dự án từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được đầu tư thời gian qua không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn là đòn bẩy khơi dậy sự nỗ lực phát triển kinh tế để cuộc sống ngày càng ấm no, sung túc./.

 

Nguyễn Phú

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024

Ngày 25/10/2024, Trung tâm Khuyến công thuộc Sở Công thương tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời tổ chức nghiệm thu đề án nhóm khuyến công địa phương năm 2024 về “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất thực phẩm” tại Cơ sở Sản xuất, mua bán chuối và dịch vụ quảng cáo Bảy Hoàng, Ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Agribank kết nối ngân hàng với doanh nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo sự chỉ đạo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chiều 25/10, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình kết nối với 11 doanh nghiệp tiêu biểu trong tỉnh.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần có kế hoạch cụ thể để "chạy nước rút"

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác của tỉnh. Dù đã triển khai nhiều giải pháp, thậm chí UBND tỉnh đã có văn bản phê bình, song tiến độ giải ngân đến hết quý III vẫn còn chậm, chưa đạt theo yêu cầu tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.