ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:47:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một thời sống đẹp

Báo Cà Mau (CMO) Họ từng là những chàng trai, cô gái ở khắp nơi trên đất cực Nam sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Ðảng, vào Bác Hồ, đã hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng. 47 năm đất nước nở hoa độc lập, những đồng chí, đồng đội năm xưa giờ người mắt mờ, tai lãng, chân run… song, mỗi khi nhắc đến tháng ngày bom đạn, ký ức một thời gian lao mà anh dũng ấy lại ùa về trong đong đầy cảm xúc.

Những người lính năm xưa đã có buổi họp mặt ấm áp, đong đầy cảm xúc.

Vào đầu năm 1961, thực hiện chỉ thị của cấp trên về xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan chỉ huy quân sự từ miền, khu đến tỉnh, huyện, xã, phát triển chiến tranh Nhân dân trong tình hình mới, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau củng cố lực lượng, thành lập các đại đội trực thuộc: Ðại đội Trinh sát, Ðại đội Thông tin - liên lạc và Ðại đội Pháo binh. Trước tình thế cấp bách ấy, những chàng trai, cô gái vùng đất cực Nam sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, lên đường chiến đấu bảo vệ quê hương. Gian lao, thiếu thốn, mong manh giữa sự sống và cái chết, nhưng họ chưa một lần thấy khó mà lui.

Ðại đội Trinh sát là lực lượng tiên phong, tham mưu kế hoạch tác chiến, dẫn mũi đánh địch, nắm địch, phá huỷ các mục tiêu quan trọng, các loại phương tiện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chiến đấu cấp trên. Với tính chất nguy hiểm, biết bao cán bộ, chiến sĩ đã ra đi mãi mãi. Trong tiến công đợt 1 Tết Mậu Thân 1968 vào thị xã Cà Mau, Ðại đội Trinh sát đã chiến đấu ngoan cường, kiên trì bám trụ, hy sinh gần hết lực lượng, chỉ còn lại 4 người. Thế nhưng ý chí chiến đấu không hề giảm sút, đại đội tiếp tục được củng cố, lớn mạnh và lập nhiều chiến công. Từ năm 1969-1975, đại đội cùng các đơn vị tiêu diệt và làm bị thương hơn 2.400 tên địch, phá huỷ hàng trăm phương tiện phục vụ chiến đấu của địch. Sau giải phóng, cán bộ, chiến sĩ Ðại đội Trinh sát tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia.

Hồi ức về đời binh nghiệp, thương binh 3/4 Phan Tấn Nghề (Sáu Nghề), xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, như được sống lại cảm xúc của ngày giải phóng Cà Mau. “Lúc bấy giờ, tôi là Chính trị viên Ðại đội Trinh sát, nhận nhiệm vụ cùng lực lượng đánh cứ điểm đầu lộ Tân Thành. Suốt mấy ngày đêm không ai chợp mắt, háo hức chờ đợi thời khắc chính quyền về tay cách mạng. Khoảng 3-4 giờ sáng ngày 1/5/1975, hàng ngàn người dân từ khắp nơi đã đổ về trung tâm thị xã để đón quân giải phóng. Không kể quen hay lạ, gặp nhau tay bắt mặt mừng, cười vui xen lẫn nước mắt hạnh phúc”.

Góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng, phải kể đến Ðại đội Pháo binh (phiên hiệu C8) tinh nhuệ, sáng tạo cách đánh phù hợp trong mọi địa hình, thời tiết. Ðại đội qua nhiều lần tách, ghép theo yêu cầu tác chiến trong từng giai đoạn cách mạng, nhưng cán bộ, chiến sĩ luôn kiên cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng lớn mạnh.

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Hùng, Ðại đội trưởng, hồi nhớ: "Vào một ngày của tháng 1/1975, các cụm pháo của đại đội và địa phương quân Thới Bình đồng loạt bị tấn công. Lúc đó đêm tối và tuyến công sự phòng ngự trong đồn khá vững chắc nên pháo binh của ta chưa phát huy được hoả lực, buộc ta phải dừng cuộc chiến. Với tinh thần và ý chí quyết chiến đấu, đại đội đã tìm ra lợi thế, ngày sau bố trí lại trận địa, ngay phát đạn đầu tiên đã hạ gục được 1 khẩu pháo 105m/m của địch, phát thứ 2 bắn trúng kho đạn, làm nổ tung. Các cụm pháo thừa thắng nhả đạn phá vỡ từng tuyến phòng ngự của địch, làm chết và bị thương hơn 30 tên. Các phân chi khu Cầu số 3 hoang mang tháo chạy, bị quân ta chặn đánh tiêu diệt…".

Họ đã đi qua một giai đoạn lịch sử đầy gian khổ, hy sinh và hào hùng. Dù ở bất cứ nhiệm vụ nào, những cán bộ, chiến sĩ ấy vẫn nêu cao khí tiết, sống vì chính nghĩa. Mới đây, Ban Liên lạc truyền thống các đại đội tổ chức họp mặt. Gặp lại đồng đội xưa, nhắc chuyện chiến trường, kể về gia cảnh, họ cùng tâm niệm phải sống và làm những điều tốt đẹp như ngày ấy. Trở về đời thường, là thương binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, song, với bản chất người lính kiên cường, họ trở thành những tấm gương lao động sản xuất giỏi, tiếp tục góp sức xây dựng quê hương.

Với bản chất người lính kiên cường, các cựu chiến binh trở thành những tấm gương lao động sản xuất giỏi, tiếp tục góp sức xây dựng quê hương.

Ðại tá Cao Hoàng Lễ, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, phấn khởi: “Những người lính năm xưa nay vẫn phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Họ là tấm gương sáng về vượt khó, thoát nghèo, 5 năm qua có 13.000 cựu chiến binh đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hội viên đã hiến đất, đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hoá; cùng cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới”.

Cựu chiến binh có nhiều cách làm thiết thực trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Cựu chiến binh xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, ra quân dọn cỏ ven đường.

Năm tháng qua đi, cuộc sống đổi thay và phát triển từng ngày. Song, truyền thống cách mạng hào hùng của quê hương, sự hy sinh anh dũng của bao lớp cha, anh mãi là bài học quý báu, là mạch nguồn sức mạnh để thế hệ hôm nay vững bước tiếp nối. Ðại uý Lưu Minh Thiện, Chính trị viên Ðại đội Trinh sát, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, bộc bạch: “Tôi luôn tự hào vì được sinh ra và trưởng thành trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Chúng tôi xác định cần nâng cao hiểu biết về lịch sử cho cán bộ, chiến sĩ, giúp khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Phải nhận thức đúng đắn về lịch sử, từ đó có những hành động đúng, việc làm tốt để tiếp nối truyền thống cha ông, góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương, đất nước”./.

 

Mộng Thường

 

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.