ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 09:00:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Một trang đời mở ra" góc nhìn đầy nhân văn

Báo Cà Mau Vào một ngày đầu tháng 2/2023, tôi được người quen tặng cuốn sách. Bà nói: "Ông hay đọc và cũng viết, tôi tặng ông cuốn này, con tôi mang về cho tôi". Tôi cảm ơn người tặng, cầm cuốn sách còn trong màng bọc ni lông. Nhìn tên, tôi đã nhận ra tác giả, tuy chưa biết nhau nhưng hay đọc bài của ông này trên báo, ông là người viết phía Nam. Bởi còn nhiều sách báo chưa đọc xong, nên tôi tạm xếp lại, đọc sau. Khi đọc đến cuốn sách được tặng, tôi cẩn thận lấy dao lách nhẹ, rọc màng ni lông để giữ gìn sách. Cuốn sách hơn bốn trăm trang, bìa nhã nhặn, chân phương. Tôi bắt đầu đọc "Một trang đời mở ra" của Nhà văn Phan Trung Nghĩa.

Nhà văn Phan Trung Nghĩa.

Tác giả quen tên, đương nhiên nhà văn có nghề và chắc tay, đây lại là thể ký nên tôi càng đọc càng say dần. Như những thước phim quay chậm, lần lượt từng trang đời, từng cảnh đời lầm than tột cùng, cảnh vượt lên gian khó của quân dân vùng đất cực Nam của Tổ quốc hiện ra. Miền đất gian lao mà anh dũng. Những con người nhân hậu mà kiên cường. Thật xúc động, có những đoạn vừa đọc vừa lặng lẽ thấm nước mắt, trước những mất mát hy sinh, trước sự ra đi vô cùng đau xót của những nhân vật được nhắc đến trong tác phẩm.

Từ khi đọc đến những trang viết về sau ngày 30/4/1975, cảm xúc nhẹ nhàng hơn. Thực ra chỉ chuyển từ trạng thái tâm lý luôn nơm nớp trước cái chết do bom đạn sang nỗi chua xót, đắng cay trước cảnh đói khổ do nước lũ, mất mùa, do bị bao vây cấm vận.

Là người cùng lứa với tác giả, nhưng lại ở hai đầu đất nước, bằng những gì mình được học, được đọc trước đó, tôi nghĩ: Bạc Liêu chỉ là vùng sâu, vùng xa, thiệt thòi với tiếp cận văn minh đô thị thôi. Trong thâm tâm, không bao giờ nghĩ quê hương của công tử Bạc Liêu, quê hương của vựa cá, vựa lúa mà lại đói khổ. Giải phóng rồi vẫn còn đói khổ, cuốn sách đã giúp tôi sáng tỏ nhiều điều.

Từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, cuộc sống có khá dần lên. Vậy nhưng, đến năm 2009, thứ hạng của Bạc Liêu vẫn còn ở vị trí 59/63 tỉnh, thành trong cả nước. Ðiều gì đã khiến Bạc Liêu có bước chuyển mình đột biến, có những bước nhảy ngoạn mục để đến năm 2010, Bạc Liêu đã vươn lên vị trí 39/63. Năm 2011 đứng ở vị trí thứ 30 và đến năm 2012 đã bứt tốc vươn lên đứng ở vị trí 7/63. Lạ kỳ. Diệu Kỳ. Thần kỳ. Là một bạn đọc, lại cũng hay viết, tôi đi tìm lời giải.

Bắt đầu từ một chủ trương, một khởi xướng, một hướng đi: "Bạc Liêu đi lên từ văn hoá". Ðừng hiểu cụm từ theo nghĩa đơn giản thông thường, hãy tìm hiểu và đi sâu vào tận căn cốt của văn hoá, hoá thân vào vùng đất thiêng này mà hiểu. Văn hoá ở đây là nâng niu và tri ân những vốn quý của cha ông để lại. Ðây là xứ sở của công tử Bạc Liêu. Nâng niu và trân trọng truyền thống đờn ca tài tử, nâng niu và tôn vinh quê hương cùng tác giả của bản "Dạ cổ hoài lang" của người nghệ sĩ đích thực của Nhân dân, Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nâng niu, trân trọng xây dựng Tượng đài Mậu Thân 1968 để tôn vinh các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Có thực sự yêu và gắn bó với mảnh đất mà cha ông đã đổ bao máu xương để giành lại và giữ gìn thì mới dốc bầu nhiệt huyết xây dựng.  Bạc Liêu có trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu lưu niệm đờn ca tài tử, có Quảng trường Hùng Vương... tầm vóc của Bạc Liêu lớn lên.

Quan tâm đến quê hương thì quê hương trả nghĩa. Viết đến đây, tôi lại nhớ đến câu nói của Nhà thơ Rasul Gamzatov, người con của xứ sở Daghestan xa xôi: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác". Vậy cũng có nghĩa, khi quá khứ thiêng liêng, hào hùng của quê hương được tôn vinh thì tương lai sẽ đơm hoa kết trái tặng ta, người tri ân sẽ được hưởng hoa thơm và trái ngọt. Lịch sử và thực tiễn của Bạc Liêu những năm qua đã chứng minh hùng hồn về điều đó. Ði đến tận cùng của văn hoá là tinh hoa, tinh tuý. Kết tinh trong từng lĩnh vực, con người sống với nhau có văn hoá là sự tử tế. Người công chức có văn hoá là người hết lòng vì công việc. Người công dân có văn hoá là người sống có trách nhiệm với quê hương.

Người khởi xướng và phất cao ngọn cờ, son sắt với một ý tưởng "Bạc Liêu đi lên từ văn  hoá", chính là Bí thư Tỉnh uỷ Võ Văn Dũng. Khẩu hiệu này là hiện tượng lạ khi mới ra đời, gây sửng sốt và bị coi là ngô nghê với một số người lúc bấy giờ. Nhưng hãy nhớ: đó là quan điểm chỉ đạo của một bí thư tỉnh uỷ. Rồi thực tế qua năm tháng đã trả lời, dẫu người khởi xướng có thể đã phải hứng chịu nhiều búa rìu dư luận. Ðến bây giờ câu trả lời đã thành hiện thực. Ðừng lấy cái bình thường mà lý giải cho cái phi thường. Cái gì đã tác động, cơ sở nào để ông Võ Văn Dũng có quyết định với một niềm tin son sắt đó.

Có áp bức, có đấu tranh. Ông tổ của ông Võ Văn Dũng đi theo nghĩa quân yêu nước, nổi dậy giết tên tham biện của Vĩnh Long. Nghĩa quân đã giết luôn tên tỉnh trưởng người Pháp lúc bấy giờ. Nghĩa quân cũng đã phải trả giá, ông Võ Văn Ðá và nhiều nghĩa sĩ tử trận. Ðể tránh bị trả thù, bà quả phụ bồng bế các con lánh nạn, lưu lạc về vùng Sóc Trăng. Khi lớn lên thì ông nội ông đã tham gia hoạt động cách mạng, năm 1947, ông đã từng làm trưởng công an xã. Cha ông là Võ Văn Phước và chú ruột ông là Võ Văn Ðức đều tham gia hoạt động cách mạng. Chiến tranh bom đạn liên miên, cả cha và chú của ông đều là liệt sĩ, cô ruột là thương binh, bà nội ông là Mẹ Việt Nam anh hùng.

Mẹ đã nuôi anh em ông lớn lên ở Thông Lưu A. Ông từng chứng kiến, có trận càn chỉ trong một ngày, lính của chính quyền Sài Gòn đã giết 12 người, cả cán bộ du kích và thường dân. Ban ngày máy bay rà xét bắn phá, ban đêm pháo bắn cầm canh. Sinh thời, cha ông đã làm tới bí thư xã mà vẫn chỉ có một ước mơ: Bao giờ hoà bình, đạp xe lên cầu rồi thả dốc trôi một lần cho đã.

Chồng hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, nhưng mẹ ông vẫn ở vậy nuôi con, vẫn bám trụ Thông Lưu A mà sống, vì có nơi trồng cấy, còn có tôm, cá để nuôi anh em ông, nhưng thẳm sâu là bám trụ để làm cơ sở bí mật, nắm tin cho cán bộ đằng mình. Mặc dù ở lại là cực kỳ nguy hiểm, bởi Thông Lưu A là vùng "xạ kích tự do" của quân đội Sài Gòn.

Hiểu như thế để ta thấy, ông Võ Văn Dũng được sinh ra trong một gia đình yêu nước, quê hương giàu truyền thống cách mạng. Truyền thống cách mạng đã thấm sâu trong huyết quản của ông. Vùng đất cách mạng đã nuôi dưỡng ông. Ðể khi lớn lên, khi trưởng thành, cộng với sự miệt mài rèn luyện và tu dưỡng, khi đầy đủ về nhận thức, ông đã tìm ra một ý tưởng tuyệt vời: "Bạc Liêu đi lên từ văn hoá".

Những ai đã học môn Triết học thì sẽ hiểu, khi tích luỹ được đủ lượng thì sẽ có bước nhảy để có sự biến đổi về chất. Truyền thống gia đình, truyền thống quê hương, sự quan tâm đào tạo và bồi dưỡng của tổ chức, cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và tình yêu quê hương đã cho ông có một quyết định tuyệt vời. Ðể đến nay, Bạc Liêu phát triển mạnh giàu, mang đậm dấu ấn của ông, dấu ấn Võ Văn Dũng.

Thật tình cờ và may mắn mà tôi có cuốn "Một trang đời mở ra". Ðọc xong, tôi gấp sách lại mà suy ngẫm: Mình vừa mới xem lại thước phim về những trang sử hào hùng, những số phận bi thương của mảnh đất cực Nam. Chưa một lần gặp tác giả Phan Trung Nghĩa, nhưng những trang sách của nhà văn ám ảnh tôi, thôi thúc tôi viết lên những dòng này. Ðọc thì nhiều nhưng chưa một lần đặt chân đến Bạc Liêu. Những dòng này xin được như lời chúc mừng, quê hương Bạc Liêu đã có người con được sinh ra và nuôi dưỡng mà lớn lên, rồi trả nghĩa cho quê hương, với một quyết định tuyệt vời: "Bạc Liêu đi lên từ văn hoá", Bạc Liêu với dấu ấn Võ Văn Dũng./.

 

Phạm Văn Lực

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.