ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 24-4-25 12:41:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mưa "vàng" nhưng nắng gắt: Nguy cơ cháy rừng vẫn rất cao

Báo Cà Mau Những ngày qua, trên lâm phần rừng U Minh Hạ xuất hiện một vài cơn mưa chuyển mùa. Ðây được xem là những cơn mưa "vàng", bởi nó làm dịu mát những cánh rừng đang gồng mình chóng hạn. Mặc dù vậy, các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn huyện vẫn chưa thấy an tâm, ngược lại còn tăng cường cảnh giác trong công tác PCCCR, vì đây chính là thời điểm "nhạy cảm" nhất dẫn đến nguy cơ cháy rừng.

Những ngày qua, trên lâm phần rừng U Minh Hạ xuất hiện một vài cơn mưa chuyển mùa. Ðây được xem là những cơn mưa "vàng", bởi nó làm dịu mát những cánh rừng đang gồng mình chóng hạn. Mặc dù vậy, các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn huyện vẫn chưa thấy an tâm, ngược lại còn tăng cường cảnh giác trong công tác PCCCR, vì đây chính là thời điểm "nhạy cảm" nhất dẫn đến nguy cơ cháy rừng.

Những ngày này, anh em bảo vệ rừng tại Liên tiểu khu Sông Trẹm, thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ vẫn không dám lơ là, luôn dõi mắt hướng về những cánh rừng để kịp thời phát hiện khi có tình huống xấu xảy ra.

Lãnh đạo huyện U Minh kiểm tra công tác PCCCR tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ.

Anh Nguyễn Văn Thuần, Tiểu khu trưởng Liên tiểu khu Sông Trẹm, cho biết: “Thông thường khi các cánh rừng khô cạn hoàn toàn thì lớp thực bì sẽ đóng một lớp phèn. Lớp phèn này có chức năng giữ ẩm cho lớp thực bì và hạn chế xảy ra cháy. Nhưng sau khi có mưa, lớp phèn trên lớp thực bì sẽ được rửa trôi nên lớp thực bì rất dễ bắt lửa, từ đó mà khả năng xảy ra cháy rừng rất lớn”.

Bên cạnh việc các lớp phèn bị rửa trôi, ý thức của người dân cũng bắt đầu có dấu hiệu chủ quan khi thấy xuất hiện những đám mưa đầu mùa, bởi phần lớn người dân đều nghĩ có mưa nhiệt độ giảm nên khả năng cháy rừng cũng giảm. Chính vì thế họ tiến hành đốt đồng, cải tạo đất để chuẩn bị bước vào vụ mùa mới. Thực tế, những năm trước đây đã có không ít vụ cháy rừng do đốt đồng cải tạo đất.

Anh Nguyễn Văn Thét, Tiểu khu trưởng Liên tiểu khu U Minh 1, thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết: “Những năm trước đây, do diện tích rừng đơn vị quản lý nằm rất gần với diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân nên việc bảo vệ rừng vào thời điểm giao mùa gặp rất nhiều khó khăn, do người dân đốt đồng để cải tạo đất bước vào vụ mùa mới. Ðã có không ít vụ cháy rừng xuất phát từ nguyên nhân này, nhất là diện tích rừng giao về xã quản lý, bởi các phần đất này khi giao cho người dân sử dụng 70% là trồng rừng, còn lại là sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế nếu người dân chủ quan, nôn nóng đốt đồng để cải tạo đất sản xuất nông nghiệp thì khả năng cháy rừng vào thời điểm này là rất lớn.

Ngoài các yếu tố trên, yếu tố thời tiết cũng làm cho công tác PCCCR trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là trong mùa khô năm nay. Theo dự báo của Ðài Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và diễn ra gay gắt nên khi có mưa sẽ thường kèm theo sấm sét và gió lốc. Ðã có không ít vụ cháy rừng do sét gây nên, điển hình như vụ cháy rừng ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ trong ngày 27/4 vừa qua, tia lửa của sét đã lấy đi hơn 13 ha rừng của đơn vị.

Trước những nguy cơ xảy ra cháy rừng cao như hiện nay, các đơn vị quản lý, chủ rừng trên địa bàn đang tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cho công tác PCCCR được an toàn cho đến hết mùa khô năm nay. Ngoài việc tăng cường máy bơm, các đơn vị cũng tăng cường hợp đồng thời vụ để đảm bảo luân phiên trực 24/24, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết: “Ðây là cao điểm có thể xảy ra cháy rừng. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay, ngoài việc tăng cường thêm lực lượng cho các liên tiểu khu, phân công lực lượng ứng trực 24/24, công ty trang bị thêm 10 máy bơm phao với hơn 40.000 m ống cho các liên tiểu khu có nguy cơ cháy cao. Ðồng thời công ty cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong việc PCCCR, hạn chế đốt đồng cải tạo đất trong thời điểm giao mùa, nhằm đảm bảo cho rừng được an toàn đến hết mùa khô năm nay”.

Trước những khó khăn vất vả của các lực lượng PCCCR, các ban, ngành, đoàn thể huyện, cũng như các sở, ban, ngành tỉnh tiếp tục có những chuyến thăm và tặng quà cho lực lượng PCCCR, nhằm động viên họ vượt qua khó khăn, nỗ lực bảo vệ rừng an toàn. Mùa khô vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng vẫn chực chờ từng ngày. Chính vì thế, ngoài việc nỗ lực của các lực lượng PCCCR, người dân cũng cần nâng cao ý thức, bởi bảo vệ rừng chính là bảo vệ lá phổi xanh của chúng ta./.

Bài và ảnh: Trần Thể

Liên kết hữu ích

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.