ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 15:50:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại

Báo Cà Mau Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của ngành Thú y, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 ổ dịch bệnh dại thuộc địa bàn 10 xã, thị trấn; đa số các ổ dịch xảy ra trên chó vô chủ, chưa được tiêm phòng và đã có 2 trường hợp tử vong.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động, khẩn trương phối hợp với sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh dại trên động vật. Chỉ đạo lực lượng thú y các cấp tăng cường rà soát, kiểm tra, thực hiện nghiêm kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 trên địa bàn; rà soát việc thực hiện công tác tiêm phòng theo các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành Trung ương và của lãnh đạo UBND tỉnh; qua đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Chủ động chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, đơn vị xử lý ngay các ổ dịch, tiêu độc, khử trùng, không để lây lan dịch bệnh; kịp thời tổng hợp, báo cáo tình hình dịch bệnh, các khó khăn, vướng mắc phát sinh (vượt thẩm quyền) và đề xuất biện pháp xử lý về UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo.

Nhân viên Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi.

Nhân viên Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiêm phòng bệnh dại cho vật nuôi.

Các địa phương chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chức năng chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng chống bệnh dại đúng quy định pháp luật về thú y, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại và Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 về tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng chống bệnh dại; Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 4/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030. Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả, không để lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, trong trường hợp cần thiết, thành lập các tổ lưu động (các sở, ngành có liên quan cử lực lượng tham gia, hỗ trợ các tổ lưu động; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc tiêm phòng tại các tổ lưu động) tại cấp xã, trực tiếp đến từng hộ dân có nuôi động vật (chó, mèo...) để tuyên truyền, kết hợp tiêm vắc xin phòng chống bệnh dại cho động vật nuôi; trước mắt, tập trung thực hiện tại các khu vực đã xuất hiện bệnh dại; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm, kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm quy định pháp luật hoặc không tuân thủ các quy định trong việc nuôi, quản lý động vật nuôi, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật.

 

Quỳnh Anh

 

Phòng tránh bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ, ở cả nam và nữ giới. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, thường khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh ung thư tuyến giáp rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động ngăn ngừa căn bệnh này.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình dịch bệnh dại ở động vật trên địa bàn tỉnh.

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị.

Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 28/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.

Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ

Thực phẩm không chỉ là món ăn để no và nuôi sống cơ thể hằng ngày của mỗi con người, mà đối với trẻ nhỏ, nhiều loại thực phẩm còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...) là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là vấn đề hết sức cần thiết.

Lợi ích điều trị ung thư tại tuyến tỉnh

Từ năm 2016, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thời gian qua, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư nhiều trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực để thực hiện điều trị các bệnh lý về ung thư. Ðiều này đem lại hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà, nhất là đối với bệnh nhân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.