ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 03:02:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mỹ phẩm giả, nhái tràn lan

Báo Cà Mau Hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm, với lời quảng cáo như thần dược, được rao bán tràn lan trên mạng, tại cửa hàng nhỏ lẻ hay các đại lý. Từ sự cả tin, thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết trong nhận định chất lượng sản phẩm, nhất là mong muốn làm đẹp tức thời của người tiêu dùng là nguyên nhân dẫn đến nguy hại sức khoẻ, sắc đẹp, làm cho thị trường mỹ phẩm trở nên lộn xộn, bát nháo.

Hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm, với lời quảng cáo như thần dược, được rao bán tràn lan trên mạng, tại cửa hàng nhỏ lẻ hay các đại lý. Từ sự cả tin, thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết trong nhận định chất lượng sản phẩm, nhất là mong muốn làm đẹp tức thời của người tiêu dùng là nguyên nhân dẫn đến nguy hại sức khoẻ, sắc đẹp, làm cho thị trường mỹ phẩm trở nên lộn xộn, bát nháo.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau Huỳnh Văn Khoa cho biết, hiện trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc được người bán trộn lẫn vào hàng thật để qua mắt lực lượng chức năng. Ngoài vi phạm về chứng từ, xuất xứ hàng hoá, một số cửa hàng còn kinh doanh mỹ phẩm tự pha trộn, hết hạn sử dụng. Từ năm 2015 đến nay, chi cục đã tịch thu, niêm phong hơn 4.500 loại hàng hoá vi phạm với trị giá hơn 168 triệu đồng, lấy mẫu phân tích một số loại mỹ phẩm nghi có chứa chất độc hại và tiêu huỷ nhiều loại mỹ phẩm hết hạn sử dụng.

Thật giả lẫn lộn 

Được xem là tiện lợi, nhanh chóng, thương mại điện tử trở thành nơi mua bán, kinh doanh đa dạng các loại hàng tiêu dùng, trong đó, mỹ phẩm có mức độ lưu thông lớn. Đáng báo động là hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc được biến hoá tinh vi thành “hàng hiệu xách tay” với mức giá rao bán trên mạng siêu rẻ, hoặc có mức giảm giá hấp dẫn. Ngoài thị trường, mỹ phẩm được bán khắp nơi, ở cửa hàng, chợ, tiệm tạp hoá, kể cả các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ không đăng ký chức năng bán mỹ phẩm cũng trà trộn bán kèm dưới sự tư vấn của nhân viên chăm sóc khách hàng.

Người tiêu dùng chỉ nên mua mỹ phẩm tại các đơn vị, nhà phân phối uy tín, chính hãng, tránh mua phải hàng giả mà nguy hại sức khoẻ bản thân.

Theo Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, mỹ phẩm chăm sóc da và làm đẹp có ba nhóm: nhóm cao cấp, đắt tiền là sản phẩm xuất xứ từ Pháp, Ý, Thuỵ Điển, loại này ít bị làm giả; nhóm trung lưu là sản phẩm từ Hàn Quốc, Nhật Bản, loại này hiện đã xuất hiện nhiều mẫu mã, nhãn mác làm nhái rất tinh xảo; loại dễ làm giả, làm nhái và rẻ tiền chính là sản phẩm Trung Quốc, hoặc xuất xứ từ các nước Châu Á, hầu hết đều chứa các hoá chất khác nhau, nguy hại khôn lường.

Ngoài ra, hiện nay, thị trường có mặt thêm loại kem tự chế, kem gia truyền hay còn gọi là kem trộn, được quảng cáo có tác dụng làm trắng da cấp tốc, trị mụn tận gốc chỉ sau một thời gian sử dụng, với sự pha chế không theo công thức khoa học nào khiến người sử dụng ban đầu nhầm tưởng da trắng đẹp, hồng hào, nhưng không lâu sau gây tổn thương da nghiêm trọng, nhiều biến chứng như: nổi mụn bọc, sưng tấy, sạm, viêm nang lông, nhiễm trùng da, xuất hiện dấu hiệu lão hoá....

“Người dùng khi sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng này bị viêm da, dị ứng lại tự cho là do da mình không thích hợp, rồi bảo nhau chuyển sang sử dụng loại khác, hoặc âm thầm đi điều trị. Điều này vô tình tạo cơ hội tiếp tục lưu thông các loại mỹ phẩm giả. Do không có sự phản ánh của người tiêu dùng, ngành chức năng rất khó lấy mẫu kem xét nghiệm, xử lý vi phạm”, Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt nghi ngại.

Cần tỉnh táo

Thực tế, chỉ cần lướt qua mạng facebook đã thấy rất nhiều loại sản phẩm rao bán, và mỹ phẩm thì đủ loại được bán theo bộ với giá chỉ vài trăm ngàn. Ngoài việc rao bán mỹ phẩm, họ còn kèm theo dịch vụ tuyển cộng tác viên, chi nhánh, khách sỉ - lẻ phạm vi toàn quốc với mức hoa hồng, chiết khấu hấp dẫn, đối tượng là bất kỳ ai muốn kinh doanh, không cần kinh nghiệm, chỉ cần chịu kiếm tiền.

Theo đó, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được nhập về và được cộng tác viên rao bán tại nhà, trên mạng, giao tận nơi, giao toàn quốc. Song, thử hỏi khi xảy ra vấn đề đáng tiếc thì ai là người chịu trách nhiệm, ai bồi thường và biết khiếu nại ai khi trên nhãn mác sản phẩm thiếu thông tin hay chung chung, địa chỉ không rõ ràng? Vậy ai là người kiểm định chứng từ, chất lượng sản phẩm?

Trước tình trạng mỹ phẩm mua bán tràn lan, khó kiểm soát, Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt khuyến cáo, khi lựa chọn mỹ phẩm, người dùng phải xem rõ nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, hạn dùng; phải dùng thử ở một vùng da nhỏ, nếu có dị ứng thì không nên tiếp tục dùng, cần sớm có  tư vấn của bác sĩ da liễu. Chỉ nên mua mỹ phẩm tại các đơn vị, nhà phân phối uy tín, chính hãng, tránh mua phải hàng giả trên các trang thương mại điện tử. Tuyệt đối không nên tự pha chế hoặc mua các loại mỹ phẩm pha trộn trôi nổi.

“Người tiêu dùng vừa là đối tượng được bảo vệ, vừa là chủ thể tiêu dùng, nên thái độ, hành vi của người tiêu dùng đóng vai trò quyết định trong việc chống hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ”, ông Huỳnh Văn Khoa nhấn mạnh.

Ông Huỳnh Văn Khoa cũng cho biết, lực lượng chức năng mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm định của tỉnh còn hạn chế, trong khi, số lượng cơ sở kinh doanh, mua bán mỹ phẩm quá lớn, theo đó, phương thức kinh doanh cũng trở nên đa dạng, tinh vi. Mặc dù thường xuyên kiểm tra, kiểm soát liên ngành vẫn không thể ngăn chặn được mối lo ngại mỹ phẩm giả lan tràn. Bản thân người tiêu dùng nên cân nhắc trong việc lựa chọn mỹ phẩm để tránh thiệt hại về tiền bạc cũng như sức khoẻ. Ngoài ra, các cửa hàng, đại lý mỹ phẩm cần chấp hành quy định pháp luật, hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả để giữ uy tín, bảo vệ sức khoẻ khách hàng.

Chị Ngọc Xuân, Chủ cửa hàng mỹ phẩm Ngọc Xuân, cho biết, các sản phẩm được bán tại cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp, Ý, Thuỵ Điển… đều có hoá đơn, chứng từ hẳn hoi.

“Làm đẹp là nhu cầu chính đáng. Tuỳ loại da phù hợp với từng dòng sản phẩm, vì vậy, khi bán hàng, tôi thận trọng tư vấn để người tiêu dùng đạt hiệu quả tốt. Ngoài kinh nghiệm, tôi vẫn phải đi tập huấn, luôn cẩn trọng kiểm tra chất lượng hàng nhập về", chị Xuân chia sẻ./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Liên kết hữu ích

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).