ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 00:43:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cánh những ước mơ

Báo Cà Mau Các em tham gia lớp cắt may tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi Nhân Ái.

Bác Hồ kính yêu từng dành những lời thân thương, giản dị cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng Việt Nam: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, ngoài những vấn đề lớn, còn là sự quan tâm cụ thể đến đời sống của tất cả các tầng lớp trong xã hội, trong đó có thiếu niên, nhi đồng. Mỗi dịp Quốc tế Thiếu nhi, cả xã hội lại chung tay, chung lòng hướng về những trẻ em bất hạnh. Cà Mau là thành phố đang trên đà phát triển và ấm áp hơn, khi giữa lòng đô thị trẻ còn có những mái nhà chung làm nơi nương tựa, nâng cánh cho những ước mơ.

Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Từ Hoàng Ân xúc động: "Hằng năm, bằng tất cả tình cảm và sự quan tâm của tỉnh nhà, các đoàn thành lập đến thăm và tặng quà tại các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật. Mong các em lạc quan, phấn đấu, tự làm chủ cuộc đời của mình. Xã hội không quên và đặt niềm tin lớn vào các em".

Những địa chỉ ấm tình người

Mặc dù chỉ dùng ngôn ngữ chân tay và giọng nói không tròn vành, rõ tiếng, nhưng nụ cười hạnh phúc của các em tại Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật đã nói lên tất cả. Cô Trịnh Thị Tuyết Nhu, giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, tâm sự: “Việc trao đổi thông tin với trẻ em khuyết tật không phải là việc đơn giản, phải thông qua cử chỉ, nét mặt, ký hiệu riêng”.

Các em tham gia lớp cắt may tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi Nhân Ái.

Tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi Nhân Ái, hầu như các em lớn ở đây đều mong chờ đến dịp 1/6. Ðây là những ngày vui nhất, ý nghĩa nhất với các em. Các sơ ở đây có người dành cả đời để làm công tác thiện nguyện, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em. Sơ Phạm Thị Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi Nhân Ái, bày tỏ: “Các cấp đã dành sự quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em khuyết tật. Thay mặt trung tâm, tôi xin ghi nhận những đóng góp rất ý nghĩa dành tặng các em vui ngày 1/6, những món quà ấy sẽ tiếp thêm nghị lực cho các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống”. Những ngày này, các em ăn mặc tươm tất để đón tiếp khách, nhiều em không nói bằng lời mà dùng điệu bộ, cử chỉ để lễ phép cảm ơn, hay xúc động hơn là những tiết mục văn nghệ mà chỉ dùng các nhạc đệm, điệu bộ và ánh mắt nồng hậu.

Sơ Nguyễn Thị Hồng Bích, cô giáo giảng dạy và quản lý tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi Nhân Ái, là một trong những tấm lòng tốt đời, đẹp đạo, là nơi chở che cho các em nhỏ. Theo như cô chia sẻ thì trung tâm thành lập được 7 năm, do các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nên. Trung tâm nhận nuôi 54 em và 6 thầy cô giảng dạy. Cô gắn bó với các em khuyết tật được 10 năm và về giảng dạy tại trung tâm được 4 năm. Trong thời gian qua, cô và các em ở đây luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Cô Bích chia sẻ: “Dẫu còn nhiều khó khăn, song trung tâm luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em học tập cũng như vượt qua mặc cảm trong cuộc sống. Tuy nhiên, những em xuất thân từ trung tâm vẫn còn rất vất vả để hoà nhập với cuộc sống bên ngoài”. Mong muốn của những người cưu mang, nuôi nấng các em là làm sao trang bị những kỹ năng, kiến thức, nghị lực và bản lĩnh vững vàng để trẻ khuyết tật, mồ côi có thể trở thành người hữu dụng cho xã hội. Trung tâm mong muốn có 1 tổ may gia công tại đây để có thể rèn luyện cho các em độ tuổi từ 12 trở lên, để khi đến tuổi trưởng thành, các em có thể tự nuôi sống bản thân và dễ dàng hoà nhập với cộng đồng.

Nhiều hoạt động ý nghĩa

Tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật và mồ côi Nhân Ái, tấm gương của Nguyễn Thị Huỳnh Như, 15 tuổi, học lớp 3, khiến ai cũng nể phục. Những khiếm khuyết cơ thể càng khiến khát vọng học tập của em cháy bỏng hơn. Với sự dìu dắt của các sơ, từng bước kiên trì, Huỳnh Như đã có những tiến bộ thần kỳ. Sơ Bích đánh giá: “Như học giỏi và tiến bộ rất nhanh trong giao tiếp, điều quan trọng hơn là chúng tôi nhận thấy được bên trong em có một niềm tin mãnh liệt. Em từng nói với chúng tôi, có các bạn, có các sơ, con sẽ làm được tất cả mọi điều”. Huỳnh Như vừa vinh dự nhận được tuyên dương của Sở LÐ-TB&XH, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Cà Mau. Ðây là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa cho đối tượng trẻ em bất hạnh, sự vinh danh, khen thưởng đúng lúc sẽ nhân lên những giá trị cao đẹp của cuộc sống, nhân lên những cá nhân tích cực.

Những ngày này, các em ở Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật đang sống trong không khí vô cùng háo hức, sôi động. Cô Nhu cho biết: “Trường sẽ tham gia 2 tiết mục múa tại chương trình Ngày hội trẻ em khuyết tật, tổ chức tại Nha Trang”. Thông tin này nhanh chóng tạo thành không khí luyện tập say mê, thi đua giữa các em. Em nào cũng nói với cô, chuyến này đi phải cho mọi người thấy khả năng của học sinh Trường Khuyết tật Cà Mau. Cô Nhu thông tin thêm, ngoài phần thi văn nghệ, đây cũng là dịp để các em khuyết tật cả nước cùng nhau tham gia các hoạt động như văn nghệ, vẽ tranh, chơi trò chơi… Em Huỳnh Huỳnh Như, 11 tuổi, háo hức: “Lần đầu đi Nha Trang em rất thích, đặc biệt là tắm biển”. Nha Trang hứa hẹn sẽ mang đến cho các em nhiều điều thú vị nhân dịp 1/6, đó cũng là nơi để các em thể hiện những ước mơ, hoài bão, niềm khát khao về một tương lai tươi sáng.

Nhiều năm qua, tỉnh Cà Mau duy trì việc thành lập các đoàn đến thăm, chúc Tết thiếu nhi, nhưng việc tạo được một sân chơi chung cho các đối tượng trẻ em bất hạnh còn khá khiêm tốn. Việc hỗ trợ các cơ sở, trung tâm về giáo dục hỗ trợ kỹ năng, hướng nghiệp và tái hoà nhập cộng đồng cũng là điều mong mỏi của xã hội để những trẻ em bất hạnh có cơ hội vươn lên trong cuộc sống và làm chủ cuộc đời mình./.

Bài và ảnh: Quốc Rin - Hằng My

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).