ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 02:23:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao nhận thức sức khoẻ tiền hôn nhân

Báo Cà Mau Tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân giúp đối tượng vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn chuẩn bị kiến thức, tâm lý cũng như sức khoẻ để xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ và nuôi dạy con tốt, góp phần bảo đảm hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.

Tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân giúp đối tượng vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn chuẩn bị kiến thức, tâm lý cũng như sức khoẻ để xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ và nuôi dạy con tốt, góp phần bảo đảm hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.

Nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của các bạn trẻ, năm 2010, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) tỉnh triển khai mô hình “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” ở 33 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố. Ðến nay, mô hình đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, giúp thay đổi cách nghĩ của một bộ phận giới trẻ về vấn đề khám sức khoẻ tiền hôn nhân, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng nạo phá thai, giảm tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Cộng tác viên dân số Lê Hồng Nhàn (bìa phải) chuẩn bị các biện pháp tránh thai cung cấp cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mô hình đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Bà Chu Minh Thảo Linh, chuyên trách dân số Phường 8, TP Cà Mau, cho biết, Phường 8 là 1 trong 5 xã, phường trên địa bàn TP Cà Mau thành lập được các câu lạc bộ “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Tuy nhiên, 6 năm qua, các câu lạc bộ này chỉ sinh hoạt lồng ghép vào các câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3”, “5 không, 3 sạch”, “Sinh con 1 bề là gái”… của chi hội phụ nữ. Quan niệm lạc hậu, nhận thức chưa thấu đáo... đã trở thành rào cản khiến hiệu quả mô hình mang lại chưa thực sự cao. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại nên đối tượng là vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn đến để được tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân rất ít.

Gắn bó với công tác dân số từ năm 1997, bà Lê Hồng Nhàn, cộng tác viên dân số (Khóm 2, Phường 8, TP Cà Mau) cho hay: "Từ khi triển khai đến nay, câu lạc bộ “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” của khóm chưa tiếp nhận trường hợp trẻ vị thành niên, thanh niên nào đến để được tư vấn về sức khoẻ tiền hôn nhân. Do tâm lý e ngại, các em ít chịu chia sẻ chuyện “khó nói” với người khác nên khi sinh hoạt câu lạc bộ, các em vẫn chưa trải lòng để hỏi những vấn đề thắc mắc, ngại đến trạm để khám sức khoẻ... Vì vậy, để triển khai mô hình có hiệu quả và có sức lan toả, cần sự chung tay phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình trong việc tuyên truyền, vận động kết hợp với giáo dục một cách thường xuyên, liên tục và kiên trì". 

Bà Phạm Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGÐ huyện Cái Nước, cho biết: "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thờ ơ với khám sức khoẻ tiền hôn nhân chính là nhận thức hạn chế của số đông các bạn trẻ. Hầu hết đối tượng vị thành niên, thanh niên, nhất là các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn, vẫn chưa nhận thức được lợi ích, vai trò của việc khám sức khoẻ trước khi lập gia đình. Tâm lý e ngại và lo lắng khi phải thực hiện một số quy trình khám nhạy cảm cũng là tâm lý chung khiến nhiều em không mấy mặn mà với việc kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân. Ngoài ra, một số trường hợp còn lo sợ nếu phát hiện ra bệnh tật thì sẽ ảnh hưởng đến tình yêu, gây sứt mẻ tình cảm giữa 2 người".

Bên cạnh nhận thức chưa thông của lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, việc triển khai mô hình “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” trong thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập khác, như: cơ sở y tế của các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của khám sức khoẻ tiền hôn nhân, kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình hạn hẹp, buông lơi việc quản lý sau khám…

Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, Giám đốc Chi cục DS-KHHGÐ, nhận xét: “Lâu nay phần lớn các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS)/KHHGÐ đều dành cho các cặp vợ chồng, chưa chú trọng đến vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn nên đối tượng này chưa được trang bị kiến thức cơ bản về SKSS/KHHGÐ. Trong khi đó, quan niệm sống của thế hệ trẻ đang thay đổi nhanh chóng, tuổi kết hôn ngày càng cao, thời gian tiền hôn nhân kéo dài. Ðiều này khiến các em đứng trước các nguy cơ mang thai sớm, nạo phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…”.

Song song với việc triển khai các hoạt động của mô hình, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số, xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ; tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục về SKSS/KHHGÐ; tổ chức kiểm tra sức khoẻ, phát hiện, tư vấn về các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn… Với các hoạt động thiết thực, hy vọng rằng, ngày càng có nhiều vị thành niên, thanh niên trên địa bàn tỉnh biết và tìm đến với mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Qua đó, trang bị tốt các kiến thức hữu ích về tình yêu, hôn nhân, gia đình, CSSKSS... tạo dựng cho bản thân cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).