ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 14:56:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao vị thế của người thầy

Báo Cà Mau Tôn sư trọng đạo là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc. Ðây vừa là nét đẹp văn hoá vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của người Việt Nam.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống từ ngàn đời của dân tộc. Ðây vừa là nét đẹp văn hoá vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của người Việt Nam.

Trong xã hội phong kiến ngày xưa, người thầy được xếp ở vị trí đặc biệt quan trọng “quân, sư, phụ”. Thầy chỉ dưới vua và trên cả cha. Từ ngày có Ðảng lãnh đạo đến nay, vị trí của người thầy càng được khẳng định, tôn vinh. Thầy không chỉ dạy chữ mà dạy cả đạo làm người. Thầy chính là tấm gương sống trong giáo dục học trò. Thầy giỏi mới có trò giỏi. Nhiều bậc hiền nhân đã làm rạng danh non sông đất nước là nhờ công dạy dỗ của những bậc thầy văn hay chữ tốt, trí dũng song toàn, một lòng vì dân, vì nước. Ðiển hình như thầy giáo Chu Văn An, khi làm quan, ông hết lòng phụng sự cho đất nước, cho Nhân dân. Thấy bọn tham quan lộng hành ông dâng “Thất trảm sớ” xin vua chém đầu 7 nịnh thần. Không được vua chấp thuận, ông xin cáo lão hồi hương. Một lòng đau đáu chuyện quốc gia, ông mở trường dạy học với tâm huyết đào tạo nhân tài phò vua, giúp nước. Chính tài trí và nhân cách tuyệt vời của ông đã đào tạo ra nhiều thế hệ học trò thành đạt, góp tài sức làm vẻ vang cho dân tộc.

 Gần nhất, thầy giáo Nguyễn Tất Thành, người con ưu tú của Tổ quốc, vị lãnh tụ thiên tài của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Người là tấm gương mẫu mực không chỉ đơn thuần dạy chữ mà đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, căm thù giặc, truyền tư tưởng cách mạng, ý thức độc lập, tự do cho thế hệ đương thời và cho mãi muôn đời con cháu mai sau.

“Không thầy đố mày làm nên”, câu răn dạy của tiền nhân đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của người thầy đối với đời sống xã hội. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, từ việc nhỏ trong gia đình đến chuyện quốc gia đại sự, không có việc gì mà không cần đến người thầy. Bởi thế, là học sinh phải biết tôn trọng và tri ân thầy cô giáo, đó chính là đạo lý làm người. Tri ân thầy, cô giáo không phải thể hiện bằng lời nói hay quà trong ngày 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, mà bản thân học trò phải cố gắng học thật tốt, phải thật sự là con ngoan trò giỏi, phải phấn đấu hết mình để sau này trở thành người công dân tốt, người hữu ích cho xã hội. 

Xã hội càng hiện đại, trách nhiệm người thầy càng nặng nề. Trong giai đoạn đất nước mở cửa hội nhập hiện nay, đòi hỏi thầy cô giáo phải thể hiện rõ bản lĩnh của người làm thầy, có kiến thức chưa đủ, phải có tầm nhìn, có lập trường tư tưởng cách mạng vững vàng, phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc lên trên hết, trước hết, không để bị lôi cuốn vì vật chất mới có thể định hướng đúng đắn cho học sinh.

 Tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn, có lối sống trong sạch, lành mạnh, thương yêu học sinh, có trách nhiệm cao với Tổ quốc, với Ðảng, với Nhân dân trong đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đó chính là củng cố vị trí cao đẹp của người thầy trong lòng dân tộc

Tiếng Dân

Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác

Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Cái Nước đánh giá, qua 2 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021, của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 847-NQ/QUTW, ngày 28/12/2021, của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác trong cán bộ, chiến sĩ đơn vị.

Lan toả sức mạnh và niềm tin

Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng từng bước phục hồi và tăng trưởng, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch, phản động tăng cường đẩy mạnh hoạt động xuyên tạc, chống phá Ðảng, Nhà nước, quân đội. Do đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là tất yếu, là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, lâu dài và cũng là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh.

Lựa chọn chuyên đề, nâng chất sinh hoạt chi bộ

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chi bộ là nền móng của Ðảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”, những năm qua, Ðảng bộ xã Tân Dân luôn xác định việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là yêu cầu thường xuyên, quan trọng.

Nâng chất sinh hoạt chi bộ

Xác định chi bộ là hạt nhân chính trị ở cơ sở, cầu nối giữa Ðảng với Nhân dân, thời gian qua, Huyện uỷ Ðầm Dơi luôn quan tâm đến chất lượng sinh hoạt lệ cũng như sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ.

Vững bước trên con đường vẻ vang với tinh thần Tuyên ngôn Độc lập

(CMO) Cách đây tròn 78 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cách mạng Tháng Tám thành công với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới-độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thiết thực làm theo Bác

(CMO) Thực hiện chuyên đề “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Ðảng bộ xã Phú Hưng có nhiều mô hình cụ thể, thiết thực. Ðặc biệt, đây là các mô hình được thực hiện qua nhiều năm, phát huy hiệu quả từ phong trào dân vận khéo, lắng nghe Nhân dân để tập hợp sự đoàn kết, thống nhất một lòng thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Kết quả giải quyết sự cố môi trường biển một số tỉnh miền Trung

Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra vào đầu tháng 4/2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt là đối với 4 tỉnh miền Trung.

Tôn sư trọng đạo

Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).

Những con số “trên trời”

Đó là những con số không bình thường! Phía sau nó, là những người nông dân ngơ ngác, những cơ sở làm ăn chân chính bất lực, những mặt hàng đã trở thành thương hiệu, thành nét văn hoá truyền thống rơi vào hoàn cảnh lao đao một cách bất ngờ. 85% mật ong ở Cà Mau bị pha tạp. 67% nước mắm trong đợt kiểm định (từ trên trời rơi xuống) nhiễm asen. Người ta nói ra tỉnh bơ và khi bị truy vấn thì “mấy ông đó” cũng tỉnh bơ trả lời: Thông tin trên có ý tốt là cảnh báo người sử dụng.

Hội phải thật sự là chỗ dựa của nông dân

Việt Nam có nền văn minh lúa nước lâu đời, hàng ngàn năm qua nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất trong các giai tầng của xã hội.