ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 06:04:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn

Báo Cà Mau (CMO) Theo số liệu thống kê, hiện nay, huyện Cái Nước có trên 32.000 hộ sử dụng lưới điện quốc gia, chiếm 99,9% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Trong đó có hơn 1.100 hộ sử dụng điện chia hơi để phục vụ sinh hoạt; nhiều hộ dân sử dụng điện phục vụ sản xuất, chủ yếu chạy quạt tạo ôxy cho tôm nuôi công nghiệp theo hình thức tạm bợ.

Chính từ việc sử dụng điện không an toàn trong sinh hoạt và sản xuất, từ đầu năm đến nay đã có 18 vụ tai nạn có liên quan đến điện. Trong đó có 12 vụ hoả hoạn do chập điện; 6 vụ tai nạn điện, 5 người tử vong .

Mất tài sản do hoả hoạn từ điện

Một thực tế đang tồn tại, đó là tình trạng sử dụng điện không an toàn trong sinh hoạt diễn ra khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình, nhất là đối với các hộ gia đình ở vùng nông thôn. Cụ thể như: hệ thống dây dẫn điện thắp sáng và sinh hoạt được đấu nối chằng chịt sau điện kế ngay trong hộ gia đình; cầu dao, công tắt điện cũ kỹ không được thay thế kịp thời và thiếu cầu chì bảo vệ.

Thêm vào đó, một số hộ vùng nông thôn chưa nắm vững nguyên tắc sử dụng điện, nên thường chọn mua loại dây dẫn điện rẻ tiền, có tiết diện nhỏ để đấu nối nên không phù hợp với công suất sử dụng dẫn đến bị quá tải và chập điện, xảy ra hoả hoạn.

 Căn nhà của anh Huỳnh Văn Đúng bị thiêu rụi do chập điện.

Điển hình là trường hợp của hộ anh Huỳnh Văn Đúng, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới. Vào đầu tháng 3/2017, hoả hoạn đã gây cháy rụi hoàn toàn căn nhà cùng nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình anh, thiệt hại gần 100 triệu đồng. Anh Đúng cho biết, lúc trước hệ thống dây dẫn điện trong gia đình chủ yếu để thắp sáng và kết hợp sử dụng thêm một số vật dụng như: quạt, nồi cơm điện. Sau đó anh mua thêm tủ lạnh và được đấu nối trực tiếp vào nguồn điện hiện có, dẫn đến quá tải, gây cháy nổ.

Trước đó không lâu, tại hộ anh Huỳnh Minh Út, ấp Tân Phú, xã Tân Hưng Đông, cũng xảy ra vụ hoả hoạn tương tự, gây thiệt hại trên 150 triệu đồng. Đây là hai trong nhiều vụ hoả hoạn do sử dụng điện thiếu an toàn trên địa bàn huyện Cái Nước.

Mất mạng vì tai nạn điện

Cách đây hơn 2 tháng, anh Ngô Thanh Tuấn, ấp Trần Mót, xã Tân Hưng Đông, tử vong khi sử dụng điện thiếu an toàn trong nuôi tôm công nghiệp. Chị Phan Thị Xiếu, vợ anh Tuấn, buồn rầu cho biết: Năm 2014, gia đình đầu tư nuôi tôm công nghiệp. Trong quá trình nuôi, sử dụng điện sinh hoạt kéo ra ngoài đầm để chạy quạt tạo ôxy cho tôm nuôi và bơm tát nước. Gia đình đã nuôi được 6 vụ tôm.
Vào chiều ngày 5/5, anh Ngô Thanh Tuấn dùng mô-tưa bơm tát nước để cải tạo ao đầm, bất ngờ bị điện giật. Gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng anh đã tử vong.

Đây không phải trường hợp tai nạn đầu tiên, mà trước đó có nhiều trường hợp tai nạn điện tương tự xảy ra từ việc sử dụng điện không an toàn trong bơm tát nước cải tạo ao đầm tôm nuôi công nghiệp.

Ngành chức năng khuyến cáo, việc sử dụng mô-tưa điện dùng để chạy quạt và bơm tát nước cải tạo ao đầm phải hết sức cẩn thận. Nếu để mô-tưa bị ẩm ướt dễ bị rò rỉ điện; hoặc khi dây dẫn điện bị bong tróc phần nhựa bảo vệ, là có thể xảy ra tai nạn điện đối với người sử dụng bất cứ lúc nào.

Để sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt và thắp sáng tại hộ gia đình, người dân cần lưu ý: Thường xuyên kiểm tra cầu dao, công tắc điện và định kỳ thay thế mới. Đối với hệ thống dây dẫn điện sinh hoạt trong gia đình, cần tham khảo ngành điện lựa chọn loại dây phù hợp, để tránh tình trạng bị quá tải trong quá trình sử dụng dẫn đến chập điện, xảy ra hoả hoạn.

Riêng sử dụng điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp, phải đảm bảo các điều kiện an toàn theo khuyến cáo của ngành điện. Cụ thể, dây dẫn điện sau điện kế chính kéo ra đầm tôm nuôi công nghiệp phải được sử dụng 2 dây. Trụ đỡ dây điện phải được làm bằng bê-tông, có u sứ cách điện. Đặc biệt, trong quá trình vận hành các thiết bị điện trong nuôi tôm công nghiệp phải có ít nhất 2 người đi kèm; phòng ngừa khi xảy ra sự cố, người còn lại kịp thời tắt cầu dao điện, tri hô và sơ cấp cứu nạn nhân, nhằm hạn chế tử vong./.

Từ đầu năm đến nay, ngành điện phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước tổ chức tuyên truyền được trên 20 cuộc, có trên 500 lượt người dân tham dự. Song song đó, kết hợp kiểm tra, lập biên bản đối với những hộ dân sử dụng điện không an toàn trong sinh hoạt và sản xuất. Thời gian tới, Điện lực Cái Nước sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn trong Nhân dân, nhằm làm thay đổi hành vi, nhận thức, để hạn chế đến mức thấp nhất sự cố do điện gây ra.

Việt Tiến

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.