ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 17:01:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao ý thức trong phòng, chống lụt bão

Báo Cà Mau Nhà một hộ dân ở Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển bị lốc xoáy làm tốc mái.

Trước thực trạng thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, bằng nhiều cách làm thiết thực, huyện Ngọc Hiển đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án chống biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Theo thống kê, bình quân mỗi năm huyện Ngọc Hiển chịu ảnh hưởng trên 10 vụ sạt lở đất, làm hư hỏng nhiều căn nhà của hộ dân sinh sống theo các tuyến ven sông, rạch và cửa biển. Triều cường dâng cao gây tràn ngập nhiều diện tích rau màu, cây ăn trái và đất nuôi thuỷ sản. Ðịa phương mỗi năm hứng chịu từ 1-2 cơn lốc xoáy làm hư hỏng trên 10 căn nhà của người dân.

Nhà một hộ dân ở Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển bị lốc xoáy làm tốc mái.

Nguy cơ nhất là tình trạng sạt lở đất theo tuyến bờ biển. Ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Ân, thông tin, hiện nay biển đã ăn sâu vào đất liền. Nhiều cánh rừng chắn sóng cũng bị hư hại nặng do sóng biển gây ra.

Cũng theo ông Nguyễn Phương Nam, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, địa phương cần nguồn vốn của Trung ương để xây dựng bờ kè chắn sóng mới có thể giảm thiểu được tình trạng đất ven biển bị sạt lở. 

Không chỉ ở xã Tân Ân mà hầu như các xã ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển cũng chịu chung tình cảnh. Tình trạng này gây thu hẹp dần diện tích rừng phòng hộ ven biển cũng như đất liền ven bờ, đe doạ và tác động mạnh mẽ đến nguồn tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, hệ sinh thái động, thực vật ven biển. Ông Lâm Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây, chia sẻ: "Trước đây, xã Tam Giang Tây nằm cách bờ biển trên 5 km. Nhưng hiện nay, sóng biển làm khu vực đất ở đây sạt lở nghiêm trọng. Hiện xã Tam Giang Tây cách biển khoảng 2 km. Nếu không có sự hỗ trợ vốn từ Trung ương, của tỉnh để xây dựng bờ kè chắn sóng thì trong thời gian tới địa phương sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề".

Ðối với khu vực Bồ Ðề và Vàm Xoáy, sạt lở sâu vào đất liền lên đến vài chục mét, ảnh hưởng trên 100 hộ dân sinh sống khu vực này. Ðây cũng là nỗi lo của huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, toàn huyện dân sinh sống ven sông, rạch chiếm khá đông, trên 1.000 hộ với 2.500 khẩu, do tập quán sinh hoạt, buôn bán. Theo thống kê tại địa bàn 6 xã, thị trấn, có trên 10 điểm nguy cơ sạt lở cao. Nhưng do cuộc sống nên nhiều người chấp nhận sống chung với sạt lở.

Theo thống kê năm 2014-2015, trên địa bàn huyện Ngọc Hiển xảy ra 17 trận sạt lở đất và 3 cơn lốc xoáy, làm sập và hư hỏng 45 căn nhà. Trong đó, ảnh hưởng do lốc xoáy 30 căn, sạt lở đất 15 căn. Ngoài ra, hơn 200 căn nhà khác bị nước tràn ngập. Nước dâng còn ảnh hưởng và thiệt hại trên 3.230 ha nuôi thuỷ sản và đất trồng màu, ước thiệt hại trên 5 tỷ đồng. Riêng 5 tháng đầu năm 2016, dù chưa có vụ sạt lở đất nhưng địa phương đã hứng chịu 1 vụ lốc xoáy làm tốc máy, sập nhà dân ở xã Tân Ân (5 căn), thị trấn Rạch Gốc (1 căn), xã Tam Giang Tây (1 căn), ước thiệt hại trên 200 triệu đồng.

Ông Huỳnh Minh Chiến, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ: "Mới tích luỹ được ít vốn cất được căn nhà không lâu, giờ lốc xoáy đi qua đã làm hư hỏng hoàn toàn. Giờ gia đình tôi phải dựng tạm căn nhà lại để ở".

Tại ấp Ô Rô, xã Tân Ân, hằng năm, tình trạng nước biển dâng làm ngập hàng chục héc-ta rau màu và thuỷ sản, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ông Huỳnh Văn Út, người dân ấp Ô Rô, kể lại trong sự tiếc nuối: “Nếu hôm rồi thuỷ triều đừng dâng lên thì tôi thu hoạch từ 150 triệu đồng trở lên. Nếu con đê này chính quyền các cấp không sửa chữa lại được thì tôi và bà con ở đây không yên tâm trồng trọt, chăn nuôi”.

Tại khu rẫy Trương Phi, thuộc ấp Rạch Thọ, xã Ðất Mũi, hàng chục năm qua người dân sinh sống bằng nghề trồng rau màu, cây ăn trái, nhưng 3 năm trở lại đây, do nước biển dâng tràn ngập qua bờ đê, làm đất bị nhiễm mặn nặng khiến việc canh tác trên vùng đất này không còn hiệu quả, người dân đành chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng màu sang nuôi thuỷ sản. Ông Ðinh Văn Hiện, ấp Rạch Thọ, cho biết: “Do diện tích đất ít, nuôi tôm không hiệu quả nên tôi chỉ sản xuất cầm chừng, ngoài ra làm thêm các công việc khác để đảm bảo cuộc sống”.

Ông Lê Văn Kháng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, nói: "Ðể giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, các xã, thị trấn, Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Ngọc Hiển đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời triển khai, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: tập trung quy hoạch các tuyến dân cư ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống người dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Ðầu tư phát triển hạ tầng, nhất là tôn tạo, kiên cố đê ngăn triều cường gắn với việc phát triển giao thông nông thôn".

Ngoài ra, huyện còn đầu tư nâng cấp và kiên cố các tuyến đê ven biển với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống thiên tai, đồng thời trồng cây xanh bảo vệ môi trường sống và gìn giữ tốt tài nguyên, khoáng sản, không khai thác bừa bãi, không làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Ðồng thời, tiếp tục tuyên truyền cho bà con nắm rõ tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống, qua đó bà con nâng cao ý thức và thích nghi với biến đổi khí hậu”./.

Bài và ảnh: Minh Văn

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.

Khánh Thuận sáng kiến cải cách hành chính

Mô hình tổng đài cải cách hành chính (CCHC), thiết lập tài khoản Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận kê khai giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả công tác CCHC, chuyển đổi số tại địa phương.

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.