ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 09:28:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng chất hướng nghiệp học đường

Báo Cà Mau

Hiện nay, ở nhiều trường THPT, giáo viên chủ nhiệm thường kiêm thêm công tác hướng nghiệp cho học sinh. Vì khối lượng công việc nhiều, lại “nghiệp dư” nên giáo viên rất khó để tư vấn chuyên sâu. Bởi vậy, để định hướng đúng và trúng thì ngoài sự nhanh nhạy, tâm huyết, các thầy cô còn cần được bồi dưỡng thường xuyên năng lực hướng nghiệp.

Học sinh các trường THPT trải nghiệm nghề nghiệp “Một ngày làm nhân viên y tế” tại Trường cao đẳng Y tế Bạc Liêu.

Cần nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên

Là giáo viên Ngữ văn, lại có thâm niên làm công tác chủ nhiệm, cô Nguyễn Thị Thu Hồng (Trường THPT Gành Hào, huyện Đông Hải) hiểu rất rõ tâm lý của học sinh khi chọn nghề. Cô chia sẻ: “Đa số các em thường ít nói chuyện với cha mẹ về nghề nghiệp tương lai, nhưng sẵn sàng tâm sự với thầy cô để được nghe lời khuyên. Nhiều năm nay, công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh được nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị hữu quan tổ chức dưới nhiều hình thức. Thời điểm trước hoặc sau tết Nguyên đán, các em được tham gia các buổi tư vấn, hướng nghiệp, cập nhật thông tin về dịch vụ việc làm, công tác tuyển sinh… của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề để có cái nhìn tổng quan hơn về nghề nghiệp tương lai mình muốn chọn”.

Theo chia sẻ của nhiều thầy cô làm công tác hướng nghiệp, để định hướng chuẩn xác cho học sinh, họ thường dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Trước tiên, giáo viên tư vấn phải thật sự hiểu và nắm bắt được xu hướng phát triển của “thế giới nghề nghiệp” trong học sinh thông qua nhiều kênh khác nhau. Sau đó là giúp học sinh thấu hiểu chính mình, tự vấn bản thân có khả năng, sở trường ở lĩnh vực gì để định hướng cho đúng. Song song đó, giáo viên sẽ tham khảo thêm các thông tin về dự báo nguồn nhân lực ở các ngành nghề trên phương tiện truyền thông chính thống và từ một số trường đại học. Từ đó, tư vấn cho phụ huynh và học sinh có sự cân nhắc, lựa chọn phù hợp.

Thời điểm này, các thầy cô đang hướng dẫn học sinh xây dựng hồ sơ học tập để đáp ứng yêu cầu của một số ngành ở các trường đại học. Các thầy cô đều cho rằng, việc hướng nghiệp cho học sinh cần làm ngay từ năm lớp 10 chứ không phải tới lớp 12 mới làm.

Ông Đặng Thành Lực - Hiệu trưởng Trường THPT Ninh Quới (huyện Hồng Dân), cho biết: “Những năm gần đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh được trường chúng tôi nói riêng, các trường nói chung đặc biệt quan tâm, triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có đội ngũ tư vấn có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về hướng nghiệp cho học sinh. Bởi vậy, việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực hướng nghiệp cho giáo viên là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay với các nhà trường”.

Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh trao đổi về ngành nghề lựa chọn tương lai. Ảnh: Đ.K.C

Đa dạng hình thức bồi dưỡng

Để đáp ứng yêu cầu công tác hướng nghiệp cho học sinh, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Trước thực tế này, thời gian qua, Bộ GD-ĐT và ngành Giáo dục tỉnh nhà đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên làm quen với sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Các trường cũng quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy hoạt động này, có sơ kết, tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm làm tốt cũng như khắc phục một số nhược điểm.

Không chỉ vậy, hoạt động này còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các ngành hữu quan, các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng, các liên chi hội sinh viên… Qua đó thể hiện mối liên hệ giữa trường phổ thông, trường đại học, doanh nghiệp, ngành hữu quan trong việc hỗ trợ các trường làm tốt công tác hướng nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều trường trong tỉnh còn áp dụng nhiều cách làm sáng tạo như thông qua sinh hoạt dưới cờ, trải nghiệm nghề nghiệp thực tế tại các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để học sinh tự học tập, rèn các kỹ năng và có sự lựa chọn đúng đắn.

Thẳng thắn nhìn nhận, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có vai trò lớn vì luôn gần gũi và gắn bó với học sinh. Tuy nhiên, chỉ gần gũi, gắn bó thôi chưa đủ, các thầy cô còn cần có kỹ năng hướng nghiệp cho học trò, phải hiểu được lĩnh vực hướng nghiệp, xu thế nghề nghiệp hiện đại nên rất cần được bồi dưỡng chuyên sâu. Dù Bộ GD-ĐT đã có những chương trình bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm, nhưng nội dung về hướng nghiệp chưa thật sự rõ nét. Do vậy, cần có chương trình bồi dưỡng dành riêng cho giáo viên về công tác hướng nghiệp. Bên cạnh đó, các trường cần có cơ chế đãi ngộ hoặc cân đối một khoản tài chính nhất định để bồi dưỡng thêm cho giáo viên kiêm nhiệm công tác hướng nghiệp; tạo điều kiện cho các thầy cô được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn… để có thêm động lực cống hiến cho công tác “định hình tương lai” đặc biệt này.

Cùng với sự nỗ lực từ phía nhà trường, giáo viên chủ nhiệm (hướng nghiệp), tinh thần chủ động trong định hướng chọn nghề của học sinh thì cần lắm sự sẻ chia, thấu hiểu của cha mẹ. Phụ huynh hãy là những người bạn đồng hành đáng tin cậy để hiểu con mình thích gì, có sở trường về lĩnh vực nào, từ đó động viên, tạo điều kiện cho con phát triển theo đúng năng lực, sở thích.

Kim Trúc

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.

Thí sinh Bạc Liêu đã sẵn sàng cho “trận đánh lớn”

Sức nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang lan tỏa khi chỉ còn vài ngày nữa là thời khắc “điểm hỏa” chính thức bắt đầu.