ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 24-9-24 05:32:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng tầm văn hoá đọc

Báo Cà Mau (CMO) Chỉ cần có tài khoản online (thẻ bạn đọc online) là bạn đọc ở bất kỳ đâu cũng có thể truy cập thuvien.camau.gov.vn để đọc sách, tra cứu trực tuyến, yêu cầu bổ sung tài liệu, gia hạn tài liệu… Thẻ được cung cấp liên tục từ thứ Hai đến thứ Bảy và hoàn toàn miễn phí.

Theo đó, lượt bạn đọc truy cập thư viện điện tử trong 9 tháng đầu năm hơn 3,4 triệu lượt; số lượng người truy cập lên đến 9.000-10.000 lượt/ngày.

Hướng đến thư viện số

Giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau Lý Hoàng Vũ cho biết, phát triển thư viện điện tử, hướng đến xây dựng thư viện số là xu hướng tất yếu để thu hút và “giữ chân” bạn đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng tầm văn hoá đọc. So với các tỉnh, Cà Mau đã sớm đưa thư viện điện tử hoạt động, chính thức “khai trương” từ đầu năm 2017; đặc biệt là phát triển song hành với thư viện truyền thống. 

Theo ông Lý Hoàng Vũ, ngay khi thư viện điện tử ra đời, hoạt động thư viện có nhiều dịch vụ hơn. Thuận lợi nhất là bạn đọc làm thẻ trực tuyến, gia hạn sách trực tuyến và không hạn chế không gian, thời gian cũng như khoảng cách địa lý. 

“Sử dụng tài liệu số chi phí rẻ hơn 1/3 so với tài liệu giấy”, ông Vũ cho biết thêm lợi ích khi có thẻ bạn đọc online.

Bên cạnh nhiều tiện ích của thư viện điện tử, Thư viện tỉnh Cà Mau còn năng động tạo lập kênh Youtube, Facebook, Zalo để tăng cường giới thiệu các hoạt động, thông tin, tài liệu của thư viện đến bạn đọc, thu hút nhiều sự quan tâm, tương tác tốt. 

Phát triển mô hình thư viện số có khiến bạn đọc quay lưng với phong trào đọc sách in trong các thư viện truyền thống? Vấn đề này Giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau khẳng định: “Phát triển thư viện số hay thư viện truyền thống đều hướng đến thu hút ngày càng nhiều độc giả và phục vụ tuỳ theo nhu cầu của từng đối tượng”. Ông cho rằng, đọc sách điện tử hay đọc sách giấy chỉ là công cụ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho con người. Theo ông, văn hoá đọc sẽ trường tồn ở bất kỳ thời đại nào, chỉ là thay đổi phương thức đọc. Do đó, với vai trò là Chủ tịch Liên hiệp Thư viện khu vực ĐBSCL, ông Lý Hoàng Vũ cho hay, Cà Mau cũng như hệ thống thư viện trong liên hiệp sẽ không ngừng đổi mới để đạt hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống; đặc biệt là phát triển văn hoá đọc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó phát triển thư viện số, thư viện điện tử song song với thư viện truyền thống.

Điểm check-in dễ thương bằng tên những đầu sách có tại Thư viện tỉnh thu hút bạn đọc nhí quan tâm, chụp ảnh lưu niệm.

Đưa sách đến gần bạn đọc

Hiện Thư viện tỉnh tiếp tục củng cố nguồn tài liệu, sách…, đặc biệt là cải tạo môi trường đọc để thu hút bạn đọc theo mô hình “Thư viện thân thiện”: trang trí khuôn viên bằng cỏ cây, hoa lá; xếp sách nghệ thuật; tạo các góc check-in thú vị với mô hình sách độc đáo, đẹp mắt… 

Phó giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau Nguyễn Kim Diệu chia sẻ, để tăng sự thích thú của bạn đọc về sách, thủ thư luôn chú trọng việc sắp xếp những cuốn sách có trật tự để giúp bạn đọc tìm thấy chúng nhanh hơn. Ngoài ra, thư viện còn xếp sách nghệ thuật với nhiều chủ đề đa dạng như: xếp sách theo mô hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các kiến trúc nổi tiếng, ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền biển đảo, các di tích lịch sử ở Cà Mau… Mỗi cuốn sách đã trở thành những mảnh ghép tạo hình nghệ thuật làm nên những mô hình sâu sắc về ý tưởng, đẹp về giá trị thẩm mỹ. 

“Độc giả, nhất là học sinh, có cả phụ huynh khi đến thư viện đều không quên chụp vài tấm ảnh check-in để khoe với bạn bè, nhờ đó góp phần lan toả hoạt động thư viện tỉnh, thu hút bạn đọc nhiều hơn”, bà Kim Diệu phấn khởi.

Chủ động đưa sách gần hơn với bạn đọc, phải kể đến hai hoạt động tiêu biểu là tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh trên địa bàn thành phố và thư viện lưu động. Tuy ảnh hưởng dịch Covid-19, song với nhiều nỗ lực, 9 tháng đầu năm đã phục vụ ngoại khoá tại thư viện được 19 buổi; phục vụ lưu động được 12 buổi tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hệ thống thư viện huyện gặp nhiều khó khăn. Qua ghi nhận từ các cuộc họp báo, ông Lý Hoàng Vũ cho biết, hiện tại hầu hết các thư viện huyện chỉ hoạt động cầm chừng vì thiếu nguồn lực và không có trụ sở làm việc riêng, kể cả nguồn kinh phí bổ sung sách cũng không có, dẫn đến thiếu hụt lượng sách mới phục vụ thường xuyên. Để sách gần hơn độc giả, Thư viện tỉnh khuyến khích Thư viện huyện lấy mô hình thư viện lưu động của tỉnh, tuỳ điều kiện địa phương phục vụ các điểm trường trên địa bàn; bên cạnh đó, tăng cường luân chuyển sách xuống các tủ sách ấp, xã, trụ sở sinh hoạt văn hoá… Trường hợp thiếu nhân lực, cần hỗ trợ, Thư viện tỉnh sẽ tăng cường lực lượng về địa phương, cùng nhau nỗ lực phục vụ tối đa nhu cầu độc giả.

Giám đốc Thư viện tỉnh Cà Mau cho hay, những tháng cuối năm 2020, thư viện tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện điện tử; song song đó phục vụ sách, báo cho độc giả tại các phòng phục vụ bạn đọc của thư viện tỉnh; đồng thời, tiếp tục luân chuyển sách về cơ sở và thực hiện các chuyến xe thư viện lưu động để mang ánh sáng tri thức về nông thôn cho bạn đọc nhỏ tuổi./.

Băng Thanh

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.