ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 22:19:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngăn tiêu cực từ dạy thêm, học thêm

Báo Cà Mau

Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT công bố xin ý kiến góp ý đến ngày 22/10. Khi chính thức ban hành, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 17/2012. Theo đó, dự thảo hướng đến cấm những hiện tượng tiêu cực; không cấm nhu cầu có thực, chính đáng của người dạy, người học. Điều này khiến dư luận xã hội và phụ huynh, học sinh (HS) vô cùng phấn khởi vì sắp được “cởi trói” khỏi những ràng buộc vô hình.

Tạo cơ chế giám sát toàn dân

Thực tế, chuyện “ép” phụ huynh, HS phải “tự nguyện một cách bắt buộc” học thêm đã và đang diễn ra thường xuyên. Cách đây không lâu, người viết được một độc giả (TP. Bạc Liêu) phản ánh: Thấy con suốt ngày cứ phải “chạy sô” ở các lớp học thêm, tôi xót quá nên năm học vừa rồi tôi cho con nghỉ, không theo lớp dạy thêm của giáo viên chủ nhiệm (trong khi 3/4 lớp đều theo học buổi tối). Dù giáo viên không gây khó dễ, nhưng đến cuối học kỳ 1, khi biết kết quả kiểm tra môn Toán và Tiếng Việt, tôi mới bật ngửa vì có một số dạng bài nâng cao con mình không làm được bởi nội dung này cô không dạy trên lớp, mà chỉ kèm ở lớp học thêm. Vậy là buộc lòng qua học kỳ 2, tôi phải cho con “tái hòa nhập cộng đồng”.

Để công khai, minh bạch, tạo cơ chế giám sát toàn dân, dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm mới này có nhiều điểm mới đáng chú ý. Thứ nhất, với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, quy định trước đây nêu cụ thể những trường hợp không được dạy thêm, học thêm. Với dự thảo lần này, điều đó được điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng, phù hợp. Đơn cử như ở cấp tiểu học, dự thảo nêu nguyên tắc: “Đối với những trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì không tổ chức dạy thêm, học thêm”. Hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang thiết kế bắt buộc tiểu học dạy học 2 buổi/ngày đương nhiên không dạy thêm, học thêm trong trường. Như vậy, đảm bảo sự công bằng giữa tiểu học và trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thứ hai, việc quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường mà dự thảo đang xin ý kiến hướng tới quy định việc tổ chức dạy thêm, học thêm một cách công khai, minh bạch để khi có ý kiến thắc mắc, khi có thanh kiểm tra thì mọi thứ đều phải có giấy tờ xác minh. Cụ thể, dự thảo quy định rõ phải bắt đầu từ đề xuất của tổ chuyên môn: Muốn dạy thêm môn nào, lý do vì sao phải dạy thêm? Mục tiêu dạy thêm là gì? Để đạt mục tiêu đó thì nội dung dạy thêm là gì, thời lượng là bao nhiêu? Danh sách cụ thể giáo viên đăng ký dạy thêm?...

Đối với dạy học thêm ngoài nhà trường, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (cơ sở dạy thêm) phải làm hai việc. Trước hết là phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và thứ hai là phải công khai các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách giáo viên dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Việc công khai là để toàn dân cùng giám sát.

Phụ huynh chờ rước con ở một lớp học thêm trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Ảnh: Đ.K.C

Không ép HS học thêm dưới mọi hình thức

Để tránh chuyện hình thức, vì có quy định phải viết đơn nên sẽ xảy ra hiện tượng tiêu cực ép HS viết đơn tự nguyện, do vậy phải có quy định rõ ràng mọi thông tin về dạy thêm, học thêm, HS và phụ huynh mới có căn cứ để đăng ký dựa trên nhu cầu và mong muốn của từng HS. Theo đó, dự thảo quy định rõ nhà giáo (bao gồm cả hiệu phó) trường công lập khi dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo rõ hiệu trưởng để lưu hồ sơ. Nếu trong lớp dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên có HS của lớp mà giáo viên đang trực tiếp dạy học trong nhà trường phải báo cáo, lập danh sách các HS đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc HS học thêm. Như vậy, không cấm giáo viên dạy thêm chính HS của mình khi HS và phụ huynh thật sự có nhu cầu, tuyệt đối không được ép buộc.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng thêm vào nguyên tắc: “Không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá HS” tránh hiện tượng gây bức xúc lâu nay: HS nào học thêm thì có điểm cao trong bài kiểm tra, đánh giá và ngược lại.

Trên thực tế dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là một hoạt động kinh doanh, do đó đã tổ chức thì phải đăng ký kinh doanh, kể cả là hộ kinh doanh cá thể. Với Bộ GD-ĐT, yêu cầu quan trọng nhất là phải công khai trước khi tổ chức. Công khai các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách giáo viên dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm… không chỉ để ngành Giáo dục, chính quyền địa phương, mà cả toàn dân, HS, phụ huynh cùng tham gia giám sát dựa trên những cơ sở được ban hành.

Vấn đề mà toàn dân, dư luận xã hội đặc biệt trông chờ chính là dự thảo mới có thể chấn chỉnh, giải quyết tận gốc rễ tiêu cực của việc dạy thêm, học thêm đã cố hữu, đặc biệt là vấn nạn “ép” HS học thêm dù các em không muốn!

Mai Khôi

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tự hào và tỏa sáng

​Năm 2024 vừa qua được xem là mốc son lịch sử trong hành trình 40 năm xây dựng và phát triển của Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu. Cũng ngần ấy năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng khẳng định thương hiệu và tỏa sáng toàn diện.