ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 07:39:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành Giáo dục huyện Hòa Bình: Chú trọng hoạt động trải nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Báo Cà Mau

Nhiều năm qua, ngoài các mặt công tác chuyên môn trong dạy và học, ngành Giáo dục huyện Hòa Bình còn tập trung chỉ đạo các trường học chú trọng thực hiện các hoạt động giáo dục. Trong đó, cho trẻ mầm non, học sinh các cấp được trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động được các đơn vị thường xuyên thực hiện. Thực tế cho thấy, những hoạt động này đã góp phần rất lớn vào quá trình nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Các bé Trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) thích thú với trải nghiệm gói bánh tét và học bơi.

Vừa học vừa chơi

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, nhiều năm qua Trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình) đã tham mưu với các cấp đầu tư, bổ sung kinh phí mua sắm đồ dùng bán trú, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp. Bên cạnh đó, hằng năm Ban giám hiệu trường cũng chỉ đạo giáo viên rà soát, bổ sung các nội dung mới vào kế hoạch của lớp, lựa chọn mục tiêu giáo dục phù hợp với trẻ và phù hợp với bối cảnh địa phương; chú trọng lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, tăng cường Tiếng Việt… vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

Nhà trường còn chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, hội thảo, hội giảng… cấp trường; tăng cường công tác dự giờ giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau, thực hiện tốt việc dạy học lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt là tổ chức hoạt động trải nghiệm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. Cụ thể, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế phong phú với nhiều chủ đề khác nhau nhằm đưa các hoạt động thực tiễn được áp dụng vào giảng dạy thông qua các phương pháp: trò chuyện, đàm thoại, đóng vai, trải nghiệm… Để trẻ được trải nghiệm nhiều, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thi, hoạt động tham quan, trải nghiệm linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như trải nghiệm làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, trải nghiệm trang trí mâm cỗ ngày Tết, trải nghiệm “Bé tập làm chú bộ đội”...

Đồng thời, tích hợp trong chương trình giáo dục về giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; giáo dục an toàn giao thông; thực hiện lồng ghép, tích hợp nhẹ nhàng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các trò chơi, hội thi và đưa ra các tình huống cho trẻ. Qua đó, trẻ được quan sát, được trải nghiệm, tư duy và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng và phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non là học mà chơi - chơi mà học.

Bà Hoàng Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng, cho biết: “Nhà trường luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, áp dụng hiệu quả thiết bị dạy học và đồ dùng tự làm, nhất là đồ dùng công nghệ thông tin trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Qua áp dụng phương thức đổi mới giáo dục, tôi nhận thấy trẻ rất mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân. Đặc biệt, qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, môi trường hoạt động theo hướng mở, trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, lĩnh hội kiến thức dễ dàng mà không bị nhàm chán”.

Học sinh Trường tiểu học Hòa Bình A (thị trấn Hòa Bình) tham gia các hoạt động trải nghiệm tại Hội chợ Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: C.K

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Bà Phạm Kim Hồng - Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hòa Bình, cho biết: “Ngay ở mỗi đầu năm học, trong những văn bản chỉ đạo các trường học thực hiện nhiệm vụ năm học, Phòng GD-ĐT huyện luôn chú trọng nhắc nhở các đơn vị tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị và các mối quan hệ để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS nhằm giúp các em phát triển các kỹ năng từ thực tế trải nghiệm. Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần rất lớn vào quá trình nâng cao chất lượng của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Qua đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục của các trường học nói riêng, toàn ngành nói chung”.

Theo đó, từ năm học 2014 - 2015, giáo dục tiểu học bắt đầu thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/BGDĐT và đến năm học 2016 - 2017 thì thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/BGDĐT. Mục tiêu đánh giá học sinh tiểu học ngoài việc quan tâm về kiến thức, kỹ năng môn học, hoạt động giáo dục còn tập trung đánh giá vào năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh, đảm bảo theo tinh thần đổi mới, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW. Theo bà Phan Thúy Kiều - Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình A (thị trấn Hòa Bình) thì để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên tiểu học phải biết tự điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục.

Năm học 2023 - 2024 đã chính thức khép lại. Nhìn lại năm học vừa qua, Trường tiểu học Hòa Bình A cũng đã kết hợp với nhiều đơn vị để tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế bổ ích cho học sinh. Trong đó nổi bật nhất là hoạt động trải nghiệm Hội chợ Xuân Giáp Thìn 2024 cho học sinh toàn trường. Tham dự hoạt động này, học sinh được trải nghiệm không khí chợ quê ngày Tết, được thưởng thức các món bánh dân gian truyền thống, xem múa lân…

Có thể nói, việc triển khai các hoạt động trải nghiệm thực tế góp phần phát triển năng lực là điều rất cần thiết đối với trẻ mầm non và học sinh các cấp. Các hoạt động này giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực tham gia vào hoạt động của nhà trường, được bày tỏ ý kiến, tăng cường vận dụng kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường trên địa bàn huyện Hòa Bình.

Châu Khánh

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.