ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 20:03:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành Giáo dục huyện Hồng Dân: Tập trung chuẩn bị cho​ năm học mới 2023 - 2024

Báo Cà Mau

Thời điểm này, ngành Giáo dục huyện Hồng Dân đang tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới 2023 - 2024. Ngoài sự chủ động của ngành Giáo dục, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng là động lực rất lớn để ngành tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “trồng người” trong năm học mới sắp tới.

Công trình nhà đa năng và phòng máy vi tính của Trường tiểu học Trần Văn Tất (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân). Ảnh: C.K

CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC

Ông Lê Văn Phúc - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hồng Dân, cho biết: “Ngay khi kết thúc năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục huyện đã có kế hoạch cho các hoạt động trong hè nhằm chuẩn bị cho năm học mới 2023 - 2024. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất đang diễn ra theo đúng kế hoạch, về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, công tác tuyển sinh… cũng đang được tiến hành song song. Điều đặc biệt là ngành Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cấp lãnh đạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngành hoàn thành nhiệm vụ”.

Vừa qua, lãnh đạo UBND huyện đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục của tất cả các trường học trên địa bàn huyện nhằm nắm bắt kịp thời những vướng mắc, khó khăn của ngành Giáo dục huyện nói chung, của từng trường học nói riêng để có những chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đây cũng là sự động viên, khích lệ tinh thần rất lớn cho những người làm công tác giáo dục trên địa bàn huyện.

Về chuẩn bị cơ sở vật chất, ngành đã tích cực tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất của các trường học từ cấp học mầm non đến THCS trên địa bàn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, ngành đã tham mưu cho UBND huyện đầu tư sửa chữa cũng như xây dựng mới để thay thế các phòng học, phòng chức năng đã xuống cấp nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện đã được đầu tư trên 300 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp và các công trình phụ trợ phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Chỉ tính riêng về phòng học, trong năm học mới 2023 - 2024, sẽ có 90 phòng học, phòng bộ môn mới được đưa vào sử dụng.

Trường mầm non Mai Vàng (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân) tích cực xây dựng, sửa chữa các công trình phục vụ năm học mới 2023 - 2024.

CẤP TẬP NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT

Ghi nhận tại Trường tiểu học Trần Văn Tất (xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân) cho thấy, ngoài được đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, sơn mới các dãy phòng học, thì đơn vị cũng vừa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà đa năng (kinh phí gần 1 tỷ đồng) để phục vụ cho các hoạt động giáo dục của trường. Ngoài ra, trường còn được đầu tư phòng để dạy môn Tin học với 35 máy vi tính con và 1 máy chủ… Theo ông Lê Hoàng Kiếm - Hiệu trưởng trường thì với một ngôi trường ở vùng sâu, vùng xa như xã Vĩnh Lộc, sự quan tâm đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục như thế là rất đáng quý. Vì với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy và học đầy đủ sẽ là cơ sở vững chắc để trường phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, rút ngắn khoảng cách, sự chênh lệch về chất lượng giáo dục với các trường trên địa bàn huyện nói riêng, cả tỉnh nói chung.

Còn tại Trường mầm non Mai Vàng (xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân), không khí chuẩn bị cho năm học mới 2023 - 2024 cũng đang diễn ra rất sôi động khi các đơn vị thi công đang tích cực sửa chữa các công trình để kịp phục vụ nhu cầu dạy và học trong năm học mới. Cụ thể, trường được đầu tư hơn 600 triệu đồng để ốp gạch tường tất cả các phòng học và các khu nhà vệ sinh, đầu tư xây dựng mới nhà mái vòm để tạo sân chơi cho các bé… Bà Dương Thị Liên - Hiệu trưởng trường, phấn khởi chia sẻ: “Ngoài các công trình đang được tích cực thi công thì trường còn được đầu tư xây dựng dãy phòng học, phòng chức năng mới để hoàn thiện cơ sở vật chất, hướng đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 theo lộ trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của địa phương”.

Cũng trong không khí tất bật chuẩn bị cho năm học mới 2023 - 2024, tại Trường tiểu học Ngan Dừa (thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân) đang diễn ra các hoạt động sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và các công trình phụ. Ông Nguyễn Văn Khanh - Hiệu trưởng trường, cho biết: “Trường được đầu tư gần 3 tỷ đồng để nâng cấp, ốp lát gạch 30 phòng học, phòng chức năng và nâng cấp sân trường chống ngập úng. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục… là cơ sở để trường tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Với sự tích cực, chủ động của ngành Giáo dục nói chung, các trường học nói riêng và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong công tác chuẩn bị cho năm học mới 2023 - 2024, tin rằng ngành Giáo dục huyện sẽ tiếp tục có những thành công mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương.

Châu Khánh

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.