ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 09:34:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghề chằm lá ở U Minh

Báo Cà Mau (CMO) Xã Nguyễn Phích là vùng đất phèn chua mặn ở huyện U Minh. Nơi đây sông ngòi chằng chịt. Hai bên bờ lá dừa nước xen lẫn với choại, ráng, sậy, trúc… mọc sum suê. Nhờ nguyên liệu phong phú mà người dân ven sông Cái Tàu dùng lá dừa nước chằm ra loại lá chằm đốp dùng để lợp nhà, rất bền và đẹp.

Những vườn dừa nước mọc sum suê ở ven sông Cái Tàu, U Minh.

Bà Nguyễn Thị Bé (70 tuổi, ở Ấp 6, xã Nguyễn Phích) chuyên chằm lá chằm đốp từ lúc 15 tuổi, do bà ngoại và mẹ truyền nghề. Bà Bé kể: “Ngày xưa bà ngoại tôi chằm lá để lợp nhà, thấy bà con chòm xóm có nhu cầu sử dụng, bà nghĩ ra cách chằm lá để bán. Vậy là nghề chằm lá đã gắn liền với cuộc đời tôi hơn 55 năm nay”.

Ông Đỗ Văn Ngỡi, chồng bà Bé, làm hom sóng lá để chằm.

Cũng theo bà Bé, chằm lá đòi hỏi sự khéo léo, bền bỉ nên nghề này thích hợp với chị em phụ nữ. Để làm ra miếng lá chằm đốp phải qua nhiều công đoạn. Khâu đốn lá, phải lựa tàu lá già, thân cao to, lá có bề bảng rộng và dài. Dây chằm lá dùng dây lạt cà bắp hoặc dây da trúc. Khi róc lá dừa nước, phải dùng dao thật bén, ép mặt lưng dao vào sát bẹ lá rồi róc thật nhanh để lá nằm xuôi theo một bề, không bị rách. Cây sóng dừa nước sau khi róc hết lá, chẻ đôi, phơi cho dẻo để làm cây hom. Cách chằm lá cũng rất đơn giản: xếp 2 miếng lá chồng lên nhau tới phần cọng, rồi kẹp giữa tàu lá vào hom, sau đó dùng tay xỏ dây lạt bện cho chặt. Khi chằm, lấy cặp lá đầu tiên làm chuẩn và cứ thế ốp lá, xỏ lạt đến hết cây hom và công đoạn cuối cùng là rút lạt, khoá thật chặt trong hom.

Bà Nguyễn Thị Bé mỗi ngày chằm được hàng trăm miếng lá.

Hom lá bà Bé chằm có chiều dài 1,5 m, tương đương với 25 đôi lá. Lúc trẻ, bà chằm mỗi ngày trên 300 miếng, nay về già, bà cặm cụi cũng được hơn 100 miếng. Lá chằm đốp bà Bé làm ra không đủ bán cho bà con dùng để lợp nhà, dừng vách… được mọi người rất ưa chuộng.

Lá chằm đốp được phơi nắng cho khô trước khi bán cho bà con quanh vùng.

Nghề chằm lá dừa nước đã gắn bó lâu đời với người dân sông Cái Tàu, Nguyễn Phích - U Minh nói riêng, Cà Mau nói chung, trở thành nghề truyền thống, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa mang nét đẹp mộc mạc, hồn quê của miền sông nước Cà Mau./.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Ðộng lực cho nhiều mục tiêu mới

Ông Nguyễn Hồng Vệ, Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển, thông tin, năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, diễn ra đại hội đảng bộ cơ sở và cũng là năm huyện Ngọc Hiển quyết tâm dồn sức về đích huyện nông thôn mới (NTM). Cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện đoàn kết, đồng thuận, nhất trí thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

“Ðã nghèo lại mắc cái eo”

Căn nhà nằm cạnh bờ sông, được cất bằng cây lá tạm nay đã xuống cấp, nhưng gia đình anh Dương Hoàng Trung (ở Ấp 12, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời) không có tiền để sửa chữa. Hơn 5 năm trước vợ anh đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo, mọi chi phí, thuốc thang, sinh hoạt cả gia đình 5 nhân khẩu, đều do anh Trung gánh vác.

Rộn ràng không khí Giáng sinh

Giáng sinh an lành lại đến, không khí lễ hội cuối năm đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường, góc phố. Tại TP Cà Mau, các nhà thờ, trung tâm thương mại, các điểm vui chơi giải trí trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh.

Ấm nồng nghĩa cử

Năm 2024, công tác hội và phong trào của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) tỉnh Cà Mau tiếp tục được phát huy. Hội CTÐ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt nhiều chính sách an sinh xã hội bền vững, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh. Ðiển hình, nhiều mô hình của hội như "Tết nhân ái", cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", Tháng Nhân đạo... luôn nhận được sự đồng hành chia sẻ của các cấp, ngành và các tầng lớp Nhân dân, kết quả đạt được vô cùng khả quan.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Vấn nạn vứt trộm rác thải

Bên cạnh rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý hằng ngày, trên địa bàn TP Cà Mau cũng không thiếu những bãi rác thải tự phát mà những thứ vứt đi là tủ, bàn, ghế sofa, phế thải xây dựng, bồn cầu, chăn ga gối nệm... gọi chung là rác thải cồng kềnh. Vấn nạn vứt trộm các loại rác này tồn tại từ ngày này qua ngày khác, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn mất mỹ quan đô thị. Ngành chức năng và người dân đều bối rối trong vấn đề xử lý.

Xã ven biển trước cơ hội vươn tầm

Với nỗ lực của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đến thời điểm này, qua rà soát kết quả thực hiện 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi có 6 chỉ tiêu vượt, 5 chỉ tiêu đạt, dự kiến đến cuối năm, tất cả 13/13 chỉ tiêu đạt theo kế hoạch.

Cô giáo nhiều sáng tạo

Với những cố gắng và thành tích đạt được trong hơn 20 năm đứng lớp, cô Nguyễn Thị Duyên, Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THPT Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) được Ban Giám hiệu, đồng nghiệp đánh giá cao. Cô là tấm gương sáng về sự nỗ lực, trách nhiệm, sáng tạo và tận tâm với nghề.